Những sai lầm thường gặp khi ăn vừng

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Thực tế, ăn nhiều hạt vừng để phòng bệnh không phải là lựa chọn hợp lý như mọi người nghĩ.

GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Vừng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo (béo thực vật - không chứa cholesterol), đặc biệt là giàu omega 3 và omega 6 - những loại a-xít béo thiết yếu mà cơ thể không tạo ra được. Loại chất béo này có nhiều tác dụng như tạo năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E, K, đặc biệt là tác dụng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ tổn thương do lão hóa, bệnh lý thoái hóa, giảm khả năng xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim.

Công dụng hữa ích của hạt vừng trong chữa bệnh

Các bệnh tim mạch

Vừng có chứa nhiều chất béo không bão hòa, các chất chống oxy hóa nên đặc biệt tốt cho tim mạch. Vừng cũng là thực phẩm giàu magiê, chỉ với 1/4 chén vừng (36g hạt vừng) cung cấp tới 31,6 % nhu cầu magiê hàng ngày. Hàm lượng magiê cao trong hạt vừng cũng giúp làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ.

Có tác dụng giảm cân

Không chỉ có vậy, hạt vừng còn có chứa 2 loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin thuộc nhóm lignan. Hai chất xơ này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol ở người, ngăn ngừa huyết áp cao và kích thích giảm cân.

Phòng chống ung thư

Trong hạt vừng còn có chứa phytosterol một loại hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol, nên có khả năng làm giảm cholesterol trong máu. Theo kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nông Nghiệp và Hóa thực phẩm hạt vừng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng phytoterol cao nhất: 400-413 mg/100 g. Hợp chất này còn giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ một số loại ung thư.

Ngoài ra, trong hạt vừng còn chứa một lượng lớn chất khoáng canxi (trong 1/4 chén vừng cung cấp tới 35,1% nhu cầu canxi hằng ngày) - một loại chất khoáng được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.

Những sai lầm thường gặp khi ăn vừng

Vừng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo (Ảnh minh họa: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Ngoài cung cấp canxi khoáng chất chính trong quá trình tạo xương, vừng còn cung cấp 20% nhu cầu kẽm hàng ngày giúp xương luôn chắc khỏe. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy, chế độ ăn ít kẽm làm cho nồng độ chất khoáng trong máu thấp dẫn đến hiện tượng loãng xương hông và xương cột sống ở đàn ông lớn tuổi.

Với 1/4 chén vừng (36 g) có thể cung cấp tới 70% nhu cầu khoáng chất đồng hàng ngày. Điều này đồng thời cũng cho thấy tiêu thụ vừng có tác dụng làm giảm cơn đau và sưng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Tốt cho hệ thần kinh

Vừng cung cấp các vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B6, B9 - những vitamin cần thiết sự hình thành và hoạt động của hồng cầu, hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ cơ thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn. Đó chính là lý do tại sap tiêu thụ vừng lại tốt cho hệ thần kinh.

Tốt cho hệ hô hấp

Magie cũng được chứng minh là có tác dụng giãn cơ mà magiê có nhiều trong hạt vừng. Vì vậy, sử dụng hạt vừng giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp trong bệnh hen suyễn, ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu, làm giảm và ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

Những sai lầm khi sử dụng vừng

Tuy vừng rất có tác dụng trong việc chữa bệnh, nhưng có nhiều người nghĩ vừng thay cơm để phòng và chữa đái tháo đường, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch... Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia Mỹ, điều này hoàn toàn phi khoa học. Ăn như vậy sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh lý hoặc làm bệnh nặng hơn.

Lý do là bởi vì trong vừng chứa rất ít chất bột đường, gần như không có, trong khi nhu cầu dinh dưỡng ở người bình thường hay ăn kiêng để kết hợp điều trị như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, xơ vữa... thì vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm cơ bản: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ...

Vì vậy, trong bữa cơm, vừng chỉ có thể được xem là một thực phẩm bổ dưỡng dùng để bổ sung, cung cấp thêm dưỡng chất cũng như tăng cường nguồn năng lượng từ chất béo cho bữa ăn, chứ không thể thay thế hoàn toàn cơm.

Theo Đông y, vừng thuộc hàn nếu người thể hàn dùng dễ sinh tiêu chảy, nếu dùng nhiều lâu dần sẽ hỏng đường tiêu hóa. Vì vậy những người có tính nhuận trường, bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!