Sau khi sinh con, các chị em phụ nữ sẽ phải chờ đợi một thời gian thì chu kỳ kinh nguyệt mới quay trở lại bình thường như trước đây. Nhìn chung, các sự thay đổi đó đều là bình thường nên các chị em không cần phải lo lắng quá nhiều. Dưới đây là một số thay đổi của kinh nguyệt sau sinh mà nhiều chị em gặp phải để các mẹ chú ý.
1. Kinh nguyệt trở lại quá nhanh hoặc quá muộn
Thông thường, sau khi sinh con, các bà mẹ sẽ phải trải qua những thay đổi nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt mà không thể nào biết trước được. Một số mẹ bầu sẽ thấy mình xuất hiện kinh trở lại rất nhanh, trong khi nhiều mẹ thì chờ mãi mà chẳng thấy tăm hơi đâu. Trong thực tế, kinh nguyệt có thể sẽ trở lại sau khi sinh chỉ từ 6-7 tuần nhưng nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian này có thể kéo dài hơn. Chỉ trừ khi đã trên 1 năm mà mẹ vẫn không thấy “đèn đỏ” ghé thăm thì mới phải đi khám bác sỹ thôi nhé.
2. Ra nhiều máu hơn
Ra máu sau sinh là một hiện tượng khá nguy hiểm và nó là biểu hiện của những biến chứng sau thai kỳ đáng sợ như băng huyết, nhiễm trùng... Nhiều mẹ thấy lượng máu kinh của mình ra quá nhiều nên lo lắng không biết có phải mình bị làm sao không. Tuy nhiên, khi thấy máu kinh ra quá nhiều thì mẹ bầu vẫn nên bình tĩnh, bởi đây là một hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ sau sinh. Chỉ khi nào lượng máu ra quá nhiều trong vòng 1 giờ thì mẹ mới nên đi khám tại các bác sỹ chuyên khoa.
3. Chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài
Một trong những thay đổi của kinh nguyệt sau sinh mà nhiều chị em gặp phải nhất đó là kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng, đặc biệt là đối với những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt rất ổn định trước đây. Có những người bị ra kinh quá dài thậm chí có người thì lại mất luôn một chu kỳ.
4. Đau bụng dữ dội
Theo các bác sỹ, việc đau bụng kinh có thể phổ biến hơn ở những bà mẹ sau sinh, thậm chí là đối với những người chưa từng trải qua hiện tượng đau bụng kinh trước đó. Đi kèm với đau bụng, mẹ bầu còn có thể bị trải qua các triệu chứng như buồn nôn, sưng người, thay đổi tâm trạng, đau đầu, chóng mặt.
Mất kinh và tăng cân sau khi tiêm thuốc tránh thai có đáng lo không?
Cơ thể nữ giới thay đổi những gì khi bắt đầu dậy thì?
Biện pháp tránh thai đơn giản, an toàn không cần đến bao cao su
Đồ ngọt làm tình trạng “khó ở” trước kì kinh nguyệt nghiệm trọng hơn
9 vấn đề chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt kéo dài sang ngày thứ 8
5. Mất kinh
Hiện tượng mất kinh thực chất có thể là do kinh nguyệt trở lại muộn (khoảng 1 năm). Hiện tượng này thường thấy ở những người mẹ mà cho con bú đều đặn, chu kỳ kinh có thể sẽ bị trì hoãn từ 4 - 6 tháng hoặc thậm chí là cả năm. Tuy nhiên mẹ bầu đừng lo lắng vì kinh nguyệt sẽ trở lại sau giai đoạn này. Trong thời gian đó, mẹ nếu có gần gũi với chồng thì vẫn nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn vì có thể dính bầu bất cứ lúc nào đấy.
Hầu như chị em nào cũng sẽ thấy mình bị xuất hiện tình trạng thay đổi của kinh nguyệt sau sinh. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường bởi sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể của mẹ và việc cho bé bú. Ngoài ra, trong giai đoạn cho con bú, cơ thể của mẹ cũng sẽ có một hormone tên là prolactin được tiết ra có ảnh hưởng đến sự rụng trứng của mẹ. Hormone này cũng sẽ ảnh hưởng đến những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con trong một thời gian ngắn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!