Khi những tán lá bắt đầu ngả sang màu vàng, mùa thu bắt đầu gõ cửa. Cái nóng hè oi bức dần nhường chỗ cho tiết trời mát mẻ, không khí cũng trong lành hơn. Trong thời điểm chuyển mùa, bạn rất dễ bị dị ứng ở mức nhẹ hoặc rất nghiêm trọng.
Thực phẩm có thể giúp làm dịu cơn sổ mũi, đặc biệt là những thực phẩm theo mùa luôn có sẵn ngoài chợ. Vì vậy, hãy thêm 8 loại củ quả dưới đây để 'tạm biệt' dị ứng mùa.
Súp lơ
Súp lơ xanh có khả năng giảm bớt triệu chứng dị ứng nhờ 2 đặc điểm sau: Nó chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm dịu tình trạng dị ứng và đồng thời là cây thuộc họ bắp cải, thực phẩm được chứng minh có tác dụng chữa xoang. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 500 mg vitamin C mỗi ngày có thể làm nhẹ cơn dị ứng, tương đương với 80 mg súp lơ. Ngoài ra, để bổ sung thêm vitamin C trong mùa thu này, hãy tích cực ăn bắp cải hoặc cải hoa. Trung bình 56 mg bắp cải/ ngày sẽ cung cấp đầy đủ vitamin C cho cơ thể.
Cải xoăn
Đừng coi cải xoăn là món thực phẩm chỉ dùng cho mục đích trang trí. Loại thực phẩm này có tác dụng kép trong việc phòng chống dị ứng. Giống như súp lơ, đây cũng là cây họ bắp cải, nhưng lại giàu carotenoid, cung cấp nhiều vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống dị ứng. Một vài nghiên cứu cho thấy, những người có lượng vitamin A thấp dễ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng.
Rau cải
Thành phần chính của rau cải là carotenoids có tác dụng làm thuyên giảm tình trạng dị ứng. Lá rau càng sẫm màu thì lượng carotenoid càng cao. Tuy nhiên, cần một chút kiên nhẫn để chế biến. Những loại rau cứng và nhiều chất xơ thường mất công sơ chế và nấu từ 20 phút đến 1 giờ để cơ thể hấp thụ dễ dàng. Một số loại vitamin có thể lắng lại trong nước, vì vậy hãy sử dụng nước này nấu canh hoặc súp, hầm, hay dùng để nấu cơm nếu muốn tận dụng tối đa chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hành tỏi
Hành tỏi có chứa nhiều quercetin, một trong những hoạt chất hữu hiệu chống dị ứng. Quercetin có tác dụng như vitamin C đồng thời giúp chống viêm, đặc biệt ngạt mũi dị ứng. Tuy nhiên, quercetin khó hấp thụ qua thức ăn nên khi ăn nhiều hành tỏi, bạn vẫn nên cân nhắc bổ sung thêm 400-500 mg quercetin nếu bị dị ứng.
Bí ngô
Giống như súp lơ và cải xanh, bí ngô rất giàu carotenoid, một dạng tiền vitamin A, giúp phòng chống dị ứng và tăng cường sức đề kháng. Nếu chỉ dùng trong một vài bữa nhẹ hoặc ăn vặt, sẽ rất khó để thấy hiệu quả của thực phẩm này. Hãy dùng bí ngô cho bữa chính như thịt bò hầm bí ngô, hoặc món thịt hầm theo kiểu Do Thái.
Cà rốt
Bạn muốn một món ăn giàu carotenoid khác? Câu trả lời là cà rốt! Cà rốt có chứa nhiều beta-carotene rất tốt cho cơ thể, giúp phòng chống dị ứng do phấn hoa. Bằng việc hấp chín cà rốt ở mức vừa phải (không chín quá), bạn sẽ hấp thụ được nhiều vitamin hơn nếu ăn sống hay xào với các thực phẩm chứa chất béo khác như dầu lạc hoặc bơ loãng.
Cần tây
Cần tây có chứa nhiều vitamin và chất chống viêm là một loại thực phẩm lý tưởng không chỉ giúp chống dị ứng, mà còn phòng ngừa huyết áo cao và chứng đau mãn tính. Cần tây có thể ăn sống hoặc nấu chín mà không làm hao hụt chất dinh dưỡng. Bạn cũng đừng bỏ lá! Hãy chế biến thành món súp hoặc hầm vì lá cần tây có chứa nhiều vitamin C.
Những thực phẩm không nên ăn
Mặc dù có nhiều thực phẩm rất tốt để chữa dị ứng, nhưng có những thực phẩm lại làm tình trạng bệnh xấu đi, còn gọi là 'hội chứng dị ứng miệng', thường xảy ra khi cơ thể bị 'nhầm' protein trong thức ăn với protein tương tự có trong phấn hoa. Như đã nói ở trên, việc nấu ăn giúp trung hoà những protein gây bệnh. Vì vậy, nếu đang bị dị ứng thời tiết, sau đây là một số thực phẩm nên nấu chín hoặc tránh ăn khi đang bị bệnh: Táo, chuối, dưa, dưa chuột, bí dài, trà hoa cúc, mật ong và quả hạch.
Ảnh minh họa: Internet
Ngọc Luyện (Theo womenshealthmag)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!