Nhúng viên đá vào nước trước khi rót nước ngọt, và bạn sẽ thấy 'điều kỳ diệu' xảy ra

Điều cần biết - 04/19/2024

Hãy thử xem, hỡi các con ghiền uống nước ngọt có gas? Đây sẽ là một mẹo ăn uống rất hay ho cho bạn đấy!

Nước ngọt có gas thực sự là thức uống rất khó để chối từ, nhất là vào mùa hè hoặc sau khi chơi thể thao. Nhưng ai từng uống nước ngọt chắc cũng đều biết rằng, nước ngọt khi đổ ra cốc sẽ có hiện tượng sùi bọt, mà đôi khi sùi mạnh đến mức trào cả ra miệng cốc.

Và điều này còn đặc biệt đúng khi trong cốc có một vài cục nước đá nữa chứ.

Ảnh cắt từ video của Fanpage C Channel Việt Nam

Nhưng bạn biết không, có một mẹo nhỏ cho phép bạn có bỏ bao nhiêu đá vào cốc đi chăng nữa, khi rót nước cũng không bị sùi bọt quá nhiều. Đơn giản thôi, chỉ cần nhúng những cục đá ấy vào nước trước khi cho vào cốc, thế là được.

Nhúng viên đá vào nước trước khi rót nước ngọt, và bạn sẽ thấy 'điều kỳ diệu' xảy ra

Nhúng viên đá vào nước trước khi rót nước ngọt, và bạn sẽ thấy 'điều kỳ diệu' xảy ra

Ảnh cắt từ video của Fanpage C Channel Việt Nam

Hoặc bạn có thể bỏ đá vào cốc trước, sau đó tráng qua một lớp nước sạch rồi mới đổ nước ngọt vào cũng sẽ cho được hiệu ứng tương tự.

Nhưng tại sao lại có sự khác biệt như thế?

Về cơ bản, gas trong nước ngọt là các phân tử CO2 bão hòa. Và bởi đã bão hòa, CO2 sẽ luôn tìm cách thoát ra khỏi dung dịch.

Nhưng để quá trình thoát ra này diễn ra nhanh và tạo thành các bọt khí, chúng ta sẽ cần đến những khiếm khuyết siêu nhỏ trong cốc, chỉ ở quy mô micron thôi. Đó là lý do vì sao khi rót nước vào bất kỳ cái cốc nào thì nước ngọt cũng sẽ sủi gas - đơn giản là vì bề mặt cốc không hề hoàn hảo. Nó được gọi là 'hiệu ứng tạo mầm' (seeding effect, hoặc nucleation process).

Và bề mặt nước đá cũng vậy. Nó không những không hoàn hảo, mà còn chứa rất nhiều kẽ nứt siêu nhỏ mà bạn không thể thấy. Thế nên khi rót nước vào một cốc đá, hiệu ứng tạo mầm sẽ xảy ra và thứ bạn nhận được là một ly bọt sủi cực mạnh.

Vậy nếu làm ướt cục nước đá trước thì có điều gì khác?

Thực ra lời giải của mẹo này hết sức đơn giản: nước sẽ lấp đầy các điểm không hoàn hảo của cục nước đá, khiến bề mặt nó đỡ gồ ghề. Khi không còn các khiếm khuyết, hiệu ứng tạo mầm sẽ khó xảy ra hơn, và nước ngọt cũng không sủi bọt lên nữa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!