Nói với chàng về nhiễm khuẩn âm đạo để cùng giúp bạn tr

Sống Khỏe - 11/24/2024

Thông thường âm đạo có sự cân bằng của hầu hết các vi khuẩn “tốt” và một số vi khuẩn “có hại”. Nhiễm khuẩn âm đạo xuất hiện khi sự cân bằng này thay đổi. Khi âm đạo bị nhiễm khuẩn, số lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng lên và vi khuẩn có lợi …

Thông thường âm đạo có sự cân bằng của hầu hết các vi khuẩn “tốt” và một số vi khuẩn “có hại”. Nhiễm khuẩn âm đạo xuất hiện khi sự cân bằng này thay đổi. Khi âm đạo bị nhiễm khuẩn, số lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng lên và vi khuẩn có lợi bị suy giảm, nhiễm khuẩn âm đạo là chứng viêm nhiễm âm đạo phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai của phụ nữ.

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo. Nhưng những điều sau đây chắc chắn có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng bình thường trong âm đạo, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn âm đạo của bạn:

  • Có bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình khác nhau;
  • Thụt rửa âm đạo;
  • Sử dụng vòng tránh thai;
  • Không dùng bao cao su.

Nhiễm khuẩn âm đạo phổ biến hơn ở những phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên, nhưng người ta vẫn chưa rõ tình dục làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn như thế nào. Bạn không thể bị nhiễm khuẩn âm đạo từ:

  • Chỗ ngồi trên bồn cầu;
  • Chăn, gối, nệm, khăn trải giường;
  • Hồ bơi;
  • Tiếp xúc với các vật xung quanh bạn.

Làm thế nào biết được bạn mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo?

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể khiến huyết trắng có mùi khó chịu. Thỉnh thoảng huyết trắng này có mùi tanh, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Huyết trắng có thể là màu trắng (trắng đục như sữa) hoặc xám, có thể có bọt hoặc đẫm nước. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau rát khi tiểu tiện, ngứa quanh vùng bên ngoài âm đạo, và sưng tấy. Những triệu chứng này có thể là do một loại viêm nhiễm khác, vì thế bạn cần gặp bác sĩ. Ở một số người, nhiễm khuẩn âm đạo không biểu lộ triệu chứng nào.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào?

Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu phương pháp tốt nhất để phòng tránh nhiễm khuẩn âm đạo. Tuy vậy, bạn vẫn có thể làm theo các bước sau để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh:

  • Duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn trong âm đạo của bạn. Rửa âm đạo và hậu môn hàng ngày với xà phòng dịu nhẹ. Khi tắm, hãy lau từ âm đạo cho tới hậu môn. Giữ cho khu vực này luôn thoáng mát bằng cách mặc các loại quần lót cotton. Hạn chế mặc quần dài chật chội và không mặc những trang phục bó sát vào mùa hè.
  • Không thụt rửa âm đạo. Việc thụt rửa có thể loại bỏ một vài vi khuẩn trong âm đạo có khả năng bảo vệ bạn khỏi sự viêm nhiễm. Vì vậy, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Nó cũng có thể làm tăng rủi ro tái phát nhiễm khuẩn âm đạo sau khi đã điều trị.
  • Thường xuyên làm xét nghiệm vùng chậu. Tham khảo bác sĩ về các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Uống thuốc đầy đủ. Nếu bạn mắc nhiễm khuẩn âm đạo, hãy uống tất cả các dược phẩm mà bác sĩ đã kê đơn để điều trị. Thậm chí khi các triệu chứng đã biến mất, bạn vẫn phải uống đủ liều.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Dưới đây là một số cách để giúp bạn bảo vệ chính mình:
  • Đừng quan hệ tình dục. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bất cứ bệnh lây truyền qua đường tình dục là không quan hệ tình dục qua đường sinh dục, đường miệng hay hậu môn.
  • Hãy chung thủy. Chỉ quan hệ với một người duy nhất. Hãy chung thủy với nhau. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ quan hệ tình dục với một người duy nhất và người đó cũng vậy.
  • Sử dụng bao cao su. Hãy bảo vệ bản thân bằng bao cao su MỖI LẦN quan hệ qua đường sinh dục, đường miệng hay hậu môn. Bao cao su nên được sử dụng cho tất cả các kiểu quan hệ tình dục và bất kỳ đối tượng nào. Với việc quan hệ qua âm đạo, hãy sử dụng bao cao su dành cho nam giới hoặc nữ giới. Với việc quan hệ qua hậu môn, sử dụng bao cao su của nam. Với việc quan hệ qua đường miệng, sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa.
  • Nói chuyện với bạn tình của bạn về những bệnh lây truyền qua đường tình dục và sử dụng bao cao su. Hãy nhớ là, bạn cần phải bảo vệ cơ thể chính mình.
  • Trò chuyện cởi mở, chân thật với bác sĩ hoặc y tá cũng như bạn tình của bạn về bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào mà một trong hai người mắc phải.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh nhiễm khuẩn âm đạo:

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!