Tất tần tật về các bệnh lây qua đường tình dục

Sức Khỏe Giới Tính - 04/18/2024

Các bệnh lây qua đường tình dục thường lây lan từ người này sang người khác qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Các bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted diseases – STDs), hoặc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infections – STIs), là những căn bệnh thường lây lan từ người này sang người khác qua đường tình dục. Các vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Một số bệnh nhiễm trùng trên cũng có thể lây nhiễm không qua đường tình dục chẳng hạn như từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở, khi được truyền máu bị nhiễm bệnh hoặc khi dùng chung kim tiêm.

Đâu là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục được chia thành các mức độ thuộc từng giai đoạn khác nhau. Bạn không thể phát hiện ra những triệu chứng này cho đến khi cơ thể xảy ra các biến chứng hoặc khi bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Bộ phận sinh dục hoặc vùng miệng hoặc hậu môn bị đau hoặc nổi mụn nhọt;
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu;
  • Có dịch tiết ra từ dương vật;
  • Có chất dịch bất thường hoặc có mùi lạ từ âm đạo;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Bị đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau, sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở vùng bẹn nhưng đôi khi có thể lan rộng hơn đến các vùng xung quanh;
  • Đau bụng dưới;
  • Phát ban trên cả người, bàn tay hoặc bàn chân;
  • Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện từ một vài ngày cho đến hàng năm sau khi bị nhiễm bệnh, tùy thuộc vào loại sinh vật gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể do:

  • Vi khuẩn: bệnh lậu, giang mai, chlamydia – một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus chlamydia trachomatis gây ra;
  • Ký sinh trùng: trichomonas – bệnh trùng mảng uốn roi đuôi;
  • Virus: Human Papilloma Virus, herpes sinh dục, HIV.

Hoạt động tình dục là nguyên nhân chính lan truyền nhiều tác nhân gây nhiễm trùng khác, mặc dù bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh cho dù không có tiếp xúc tình dục với bất kì bệnh nhân nào. Có thể kể đến như virus gây viêm gan A, viêm gan B, và C, shigella (vi khuẩn sống trong ruột của người và động vật gây nên bệnh lỵ), và Giardia intestinalis (một sinh vật đơn bào ký sinh trong ruột non, gây nhiễm giardia).

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bất cứ ai quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở một mức độ nào đó. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Quan hệ tình dục không an toàn

Khi giao hợp qua đường hậu môn hay âm đạo mà không có bao cao su, nguy cơ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục sẽ tăng lên đáng kể. Sử dụng bao cao su không đúng cách hoặc không phù hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục qua đường miệng thường có ít rủi ro hơn nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh nếu không sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa. Màng chắn nha khoa là những miếng miếng vuông cao su mỏng được làm từ cao su hoặc silicone, giúp ngăn chặn sự tiếp xúc da thịt.

Quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau

Bạn càng quan hệ tình dục với càng nhiều người bao nhiêu thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ càng cao bấy nhiêu. Điều này thường đúng với trường hợp một người cùng lúc có nhiều bạn tình hoặc các mối quan hệ một vợ một chồng nhưng lại thay đổi bạn tình liên tục.

Có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Nếu bạn đã từng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tinh dục trước đây, khả năng một loại bệnh lây qua đường tình dục khác xâm nhập vào cơ thể sẽ khá cao. Nếu bạn đang bị mụn rộp sinh dục, giang mai, bệnh lậu hoặc chlamydia, đồng thời, bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người chẩn đoán dương tính HIV, bạn có khả năng cao sẽ bị lây nhiễm HIV. Ngoài ra, bạn còn có thể sẽ bị nhiễm bệnh lại từ cùng một người từng nhiễm bệnh trong trường hợp người đó chưa được điều trị.

Bị ép quan hệ tình dục với người khác

Chống lại cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục có thể rất khó khăn, nhưng điều quan trọng nhất bạn cần để bảo vệ mình đó là đi khám càng sớm càng tốt để có thể nhận được sự giúp đỡ về khám sàng lọc, điều trị cũng như hỗ trợ về tâm lý.

Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích

Lạm dụng chất gây nghiện có thể ức chế khả năng tư duy của bạn, chất kích thích trong rượu có thế khiến bạn thực hiện các hành vi nguy hiểm và không kiểm soát được.

Tiêm chích ma túy

Dùng chung kim tiêm có thể lan truyền nhiều căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm HIV, viêm gan B và viêm gan C. Nếu bạn mắc phải HIV do tiêm chích ma túy, bạn có thể lây nó sang người khác khi quan hệ tình dục.

Là nữ ở tuổi vị thành niên

Đối với các cô gái ở tuổi vị thành niên, cổ tử cung chưa trưởng thành do các tế bào liên tục thay đổi tạo thành. Những tế bào không ổn định này làm cho cổ tử cung của các cô gái vị thành niên dễ bị lây truyền sang qua đường tình dục.

Đang điều trị rối loạn cương dương

Nếu nam giới đang dùng các loại thuốc nhất định – chẳng hạn như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) và vardenafil (Levitra) – có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn thực hiện các hướng dẫn về quan hệ tình dục an toàn nếu bạn đang dùng một trong các loại thuốc trên.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!