Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng mà bà bầu rất dễ mắc phải khi ăn và chế biến đồ ăn không đúng cách. Vậy bà bầu nên thận trọng để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Sau đây, Lily & WeCare sẽ cho bà bầu biết những cách phòng chống ngộ độc thực phẩm một cách hiệu.
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng như thế nào?
Lúc này sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mệt mỏi đồng thời dẫn đến mất sức. Sức khỏe suy yếu làm cho bà bầu dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bi quan... Còn đối với, thai nhi ngộ độc thực phẩm gây nên ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tùy vào mức độ ngộ độc gây ra cho cơ thể và tùy thuộc vào tuổi thai thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn rất dễ đến tình trạng sảy thai hoặc chết lưu. Trường hợp, bà bầu bị ngộ đọc thực phẩm ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối ảnh hưởng sẽ bị tăng cao theo đó thai nhi bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, bị sinh non và chết lưu.
Vậy làm gì khi bà bầu bị ngộ độc thực phẩm
Trước tiên khi phát hiện bà bầu xuất hiện các dấu hiêu bị ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và đau đầu nên làm là nôn hết thức ăn vừa ăn để giảm chất độc vào ruột và niêm mạc dạ dày. Sau khi nôn xong bà bầu phải được đưa đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời. Sử dụng than hoạt tính để giải đọc đồng thời phải bổ xung thêm nước và thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh thủ nhỉ ngơi thư giãn để hồi phục nhanh hơn.
Trường hợp thai nhi bị tác động rất dễ dẫn đến sinh non và có dấu hiệu sảy thai lúc này bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm co tử cung như sallutamol, spasfon nhằm bảo vệ cho cả mẹ và bé.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Nên rửa sạch tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm và ăn uống
Các bà bầu nên rửa tay trước và trong quá trình chế biến thực phẩm là cách tốt nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn ngộ độc thức ăn. Nên sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa sạch cổ tay, bàn tay, ngón tay, móng tay và những kẽ tay. Sau đó dùng một chiếc khăn thật sạch hoặc giấy ăn để lau khô tay vì nếu để tay ướt vi khuẩn rất dễ dàng lây lan hơn.
Khi chế biến thực phẩm tươi sống xong bạn cũng nên rửa tay thật kỹ điều này hạn chế việc lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.
Không những thế bạn cũng nên rửa tay trước khi ăn, vì lúc này bàn tay các bà bầu có thể đang chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn từ nhà vệ sinh hoặc khi bạn vứt rác. Những vi khuẩn này xâm nhập thẳng vào thực phẩm mà bạn đang dùng nên việc xảy ra ngộ độc thức ăn xảy ra là điều đương nhiên.
Đảm bảo rằng thực phẩm phải được bảo quản đúng cách
Nếu bạn mua thực phẩm đông lạnh trong siêu thị thì hãy nhanh chóng để chúng vào ngăn tủ lanh hoặc tủ đá. Việc kiểm tra và giữ tủ lanh, ngăn đá ở nhiệt độ chính xác cũng rất quan trọng điều này tránh tình trạng vi khuẩn chết trong lạnh và tránh việc chúng dễ dàng lây truyền qua thực phẩm trong môi trường ẩm ướt.
Khi ăn xong mà còn lại nhiều đồ ăn thừa bạn nên cho chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt và làm nóng chúng sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh mới được ăn.
Lưu trữ thức ăn một cách an toàn
Bạn nên cho thực sống và chín vào ngăn hoặc hộ tủ riêng có nắp đậy, không nê cho chung đồ ăn với nhau. Cho đồ ăn vào tủ lanh, lồng bán tránh ruồi, muỗi và vật nuôi. Đồng thời, các bà bầu nên chú ý đến hạn sử dụng của đồ đông lạnh.
Chế biến thực phẩm đúng cách
Bà bầu nên mua thực phẩm có nguồn gốc, suất xứ đàng hoàng đảm bảo an toàn, chất lượng. Thực phẩm trước khi chế biến phải được ngâm rửa cẩn thận.
Thức ăn phả được nấu sôi sùng sục, đặc biệt là các loại thịt và gia cầm. Trước khi vớt thịt ra bạn nên kiểm tra lại xem thịt đã thật sự chín chưa bằng cách lấy đũa xuyên qua miếng thịt nếu không thấy nước màu hồng chảy ra nữa chứng tỏ thịt đã chín.
Trước khi tiến hàng nấu chín thức ăn, bà bầu nên kiểm tra xem thực phẩm đông lạnh đã được rã đông đúng cách. Bạn không nên rã đông bằng cách nhúng đồ ăn vào nước đang sôi như vậy sẽ khiến vitamin và khoáng chất của đồ ăn biến mất, mà nên rã đông thực phẩm ở nơi thoáng mát.
Các bệnh lý chuyển mùa Xuân – Hè mà trẻ hay mắc phải.
6 cách giải độc đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm
Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Trước khi kích trứng, vợ chồng có kiêng khem hoặc cần ăn uống gì không?
6 món ăn bạn nên dần “cạch mặt” nếu không muốn bị ngộ độc
Cẩn thận với thực phẩm lên men tự nhiên
Các thực phẩm như mẻ, dấm, cải chua, kiệu ngâm, dưa chuột ngâm... chưa vi khuẩn chua sẽ khiến bà bầu bị ngộ độc khi mang thai. Không những thế, thực phẩm này còn khiến bà bầu bị ợ chua khi mang thai, gây khó chịu trong việc tiêu hoa thức ăn.
Bà bầu cần phải lưu ý trước khi ăn món gỏi
Những món như rau trộn và gỏi không nằm trong nguyên tắc ăn chín của bà bầu nên tránh việc ăn những thức ăn ấy trong khi đang mang thai. Vì vi khuẩn trong rau sống sẽ không hoàn toàn bị tiêu diệt cả khi trộn với chanh nên các bà bầu muốn ăn rau cần nhúng qua nước sôi khi muốn thêm vào thức ăn.
Lưu ý khi đi ăn tiệm
Khi đi ăn ở bên ngoài, bà bầu nên chọn những quán, của hàng hợp vệ sinh hay có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm nhằm đả bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nên hạn chế ăn các gia vị như sa-tế, tương đen, tương ớt và mắm tôm. Không ăn ở những nơi công cộng không sạch sẽ, nếu thấy xuất hiện dị vật thì ngừng ăn ngay lập tức.
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu khác hơn bình thường. Vì thế mà các bà bầu trở nên nhạy cảm với thức ăn và môi trường xung quanh. Người bị ngộ độc thứ ăn thường nôn, đau bụng, có sốt hoặc không sốt, đau đầu, chóng mặt và toàn thân nhức mỏi cơ thể, nhiều trường hợp dẫn đến me sảng, co giật. Đối với thai nhi dẫn đến việc sinh non, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Điều đáng lo là vi khuẩn gây ngộ độc có thể di chuyển từ mẹ sang thai nhi. Vì vậy mẹ nên có biện pháp phòng chống hợp lý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!