Con trẻ bị xâm hại tình dục là một tai nạn đáng tiếc mà không ai muốn nó xảy ra, tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục và bị sang chấn tâm lý, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh đưa bé đến các trung tâm tư vấn tâm lý để được điều trị, phục hồi.
Các biểu hiện của trẻ trong trường hợp bị xâm hại tình dục
Theo nghiên cứu cho thấy cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ nữ và 2 trẻ nam bị lạm dụng tình dục từ nhỏ hoặc bị lạm dụng nhiều lần. Đặc biệt có đến 40% trường hợp gia đình của trẻ bị lạm dụng tình dục không chia sẻ và quan tâm đến việc điều trị sang chấn tâm lý sau sự cố cho trẻ.
Trẻ bị xâm hại tình dục thường có những biểu hiện và dấu hiệu bất thường so với tính cách hàng ngày của mình, do vậy các bậc phụ huynh có thể kiểm tra hành động và cách cư xử của trẻ mỗi ngày để có thể phát hiện và điều trị chấn thương tâm lý sớm cho bé, giúp bé có thể quên đi sự cố và hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường.
Trẻ sợ hãi kẻ xâm phạm hoặc người thân, có biểu hiện tránh người lạ và hoảng loạn.
Trẻ có những hành vi tính dục không phù hợp với độ tuổi như: thủ dâm, hôn môi búp bê.
Trẻ thường xuyên gặp ác mộng, ăn uống giảm sút, thay đổi tâm lý thất thường và trở nên khép kín.
Các chấn thương về thể xác như bị sang chấn âm hộ, trực tràng, có tình trạng chảy máu và nhiễm trùng, hoặc mắc những bệnh lây qua đường tình dục...
Nên phản ứng thế nào khi biết trẻ bị xâm hại tình dục?
Có đến 90% trẻ bị xâm hại tình dục KHÔNG nói với bất kì ai về sự cố của mình. 8/10 trẻ bị xâm hại tình dục biết thủ phạm là ai, hung thủ có thể là người thân, người quen, người có chức quyền...và do mối quan hệ càng thân thiết, thì khả năng trẻ nói ra sự cố để được quan tâm xử lý và điều trị càng thấp.
Tuy nhiên với các vấn đề nghiêm trọng như bị xâm hại tình dục, trẻ thường cố gắng thông báo cho người mà trẻ tin tưởng (thường là bố hoặc mẹ) biết thông qua các hành động hoặc một vài gợi ý mơ hồ. Do vậy khi phát hiện trẻ gặp sự cố nghiêm trọng, cha mẹ nên có cách phản ứng phù hợp để tránh làm tổn thương tâm lý cho trẻ.
Nếu bạn cảm thấy trẻ muốn nói với bạn điều gì đó khiến trẻ lo lắng và sợ hãi, hãy phản ứng lại ngay bằng cách đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng và khuyến khích trẻ nói ra một cách từ tốn.
Khi phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục, bố mẹ nên bình tĩnh và đừng nổi nóng. Bởi vì trong trường hợp bố hoặc mẹ nổi nóng, trẻ sẽ nghĩ rằng lỗi sai là ở bản thân và phụ huynh sẽ phạt trẻ vì đã để sự cố xảy ra.
Hãy nói cho trẻ biết rằng chúng không làm điều gì sai và bạn hoàn toàn tin tưởng ở trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ nói ra sự thật khi đối mặt với các cơ quan chức năng và bác sĩ điều trị. Trẻ sẽ muốn chắc chắn rằng chúng đang được bảo vệ và việc chúng nói ra sự thật mình bị xâm hại là điều đúng đắn, do vậy hãy chắc chắn rằng bạn có thể làm trẻ hiểu được bạn rất vui vì trẻ đã nói sự thật và luôn động viên trẻ.
Ngay khi biết trẻ bị xâm hại tình dục, các bậc phụ huynh nên tránh việc dấu diếm sự cố vì điều này sẽ gián tiếp làm trẻ hiểu nhầm rằng lỗi sai ở bản thân. Bố mẹ trẻ bị xâm hại tình dục nên lập tức liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và chuyên gia chăm sóc y tế – tâm lý để được giúp đỡ.
Sự cố xảy ra cho trẻ bị xâm hại tình dục sẽ gây nhiều đau đớn cho người thân trực tiếp của trẻ, tuy nhiên nếu có thể điều trị thường xuyên và đúng cách thì trẻ vẫn có thể phục hồi tâm lý và hòa nhập cộng đồng.
Điều trị tâm lý cho trẻ bị xâm hại tình dục như thế nào?
Luật sư đề xuất hình phạt “thiến” hoá học cho tội phạm ấu dâm
Xâm hại tình dục trẻ em - Cha mẹ cần làm gì?
Để con hiểu về giới tính của mình mẹ đừng quên 5 cuốn sách này
"Đột nhập" lớp học giới tính của con khiến cha mẹ giật mình
Trẻ phải biết những kỹ năng này để tránh bị xâm hại tình dục
Trẻ bị chấn thương tâm lý thường được phải điều trị tùy theo từng độ tuổi khác nhau và được lựa chọn từng lộ trình phù hợp. Các liệu pháp tâm lý có thể bao gồm:
Liệu pháp thư giãn, làm mềm cơ bắp để giảm các cảm xúc tiêu cực, lo âu, căng thẳng...
Liệu pháp cấu trúc lại nhận thức, xúc cảm nhằm hướng dẫn trẻ cách ứng phó tốt nhất với các chứng rối nhiễu tâm lý và thay thế chúng bằng ý nghĩ, mong muốn và quan điểm niềm tin hợp lý, tích cực hơn.
Ngoài ra, còn có các liệu pháp giải mẫn cảm qua việc hướng dẫn ứng phó giải quyết vấn đề, thông qua các trò chơi hoặc vẽ, viết...
Bên cạnh đó, liệu pháp nhóm thường được sử dụng bằng cách gia đình có thể tập hợp trẻ theo nhóm tùy thời điểm thích hợp để kể chuyện, thực hiện trò chơi hoặc thảo luận chủ đề ưa thích nào đó. Liệu pháp này bao gồm cả việc giúp bố mẹ và người thân của trẻ bị xâm hại tình dục hiểu được những nguyên nhân và tình trạng của con cái, thông qua đó có thể hỗ trợ cải thiện trạng thái tâm lý tiêu cực của bố mẹ và xây dựng lại các mối quan hệ tình cảm gia đình.
Đối với các trường hợp sang chấn tâm lý nặng nề, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị cho trẻ. Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý theo dõi sát sao và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!