Nghiên cứu về chủng ngừa bệnh từ bên trong cơ thể
TS. Trương Dĩ Vương là một huyền thoại trong các lĩnh vực về miễn dịch và hóa sinh. Bà có 2 bằng tiến sĩ, đã phát triển các xét nghiệm về HIV và viêm gan C cũng như tiến hành một nghiên cứu tiên phong về chủng ngừa HIV. TS. Trương là đồng sáng lập của United Biomedical (UB) - hãng bào chế thuốc với nhiều văn phòng và phòng thí nghiệm đặt ở Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc.
Từ năm 1979 (năm 27 tuổi), bà Trương đã là người đứng đầu phòng thí nghiệm miễn dịch phân tử tại Memorial Sloan-Kettering (bệnh viện ung thư tư nhân và cũng là trung tâm nghiên cứu ung thư lớn nhất thế giới), trở thành giảng viên trẻ nhất. Ở đó, bà Trương đặc biệt quan tâm tới vai trò của Epitope - các mảnh chất đạm amino acid giúp cơ thể phòng thủ chống lại các bệnh tật bên ngoài.
Từ đó, nghiên cứu chủng ngừa bao gồm một lĩnh vực miễn dịch học mới mẻ được gọi là “Endobody vaccine” ra đời. Phần lớn chủng ngừa cho hệ thống của chúng ta hiện nay đều chống lại cái gọi là “bệnh ngoại sinh” (như bệnh sởi hay cúm vốn được gây ra bởi vi khuẩn hay virut đi vào máu người). Nhưng Endobody vaccine lại chuyên đối phó với những sự trục trặc từ các phần cơ thể bên trong chúng ta mà nếu không có nó sẽ bị bỏ qua.
Các mẫu vật tại phòng thí nghiệm của United Neuroscience. Ảnh nguồn: Benedict Evans.
Triển vọng điều trị Alzheimer
Chủng ngừa Endobody rất hiếm, mới chỉ có 4 loại đang lưu hành trên thị trường: 2 loại dùng để điều trị ung thư, 2 loại cho chăm sóc sức khỏe động vật. UB đã phát triển ra loại Endobody vaccine dùng để điều trị căn bệnh Alzheimer và đã được thử nghiệm thành công trên các loài động vật có vú nhỏ và loài khỉ.
Năm 1993, TS. Trương đã tạo ra các phiên bản tổng hợp về những chuỗi nhỏ các amino acid mà có thể kích hoạt việc sản xuất những kháng thể. Trong trường hợp chủng ngừa Alzheimer thì những kháng thể sẽ tấn công các tế bào T tấn công bất kỳ chất đạm nào có gắn kháng thể. Thứ mà TS. Trương tạo ra là Endovaccine. Lúc đầu nó nhắm vào bệnh ung thư tuyến tiền liệt, mục tiêu là các hormon sản xuất ra testosterone.
Đến năm 2003, trong chặng hành trình 10 năm nghiên cứu, TS. Trương tin rằng chủng ngừa Endobody có thể khắc phục tình trạng viêm não. Tình trạng bệnh viêm não được phát hiện lần đầu tiên bởi một bác sĩ người Đức tên là Alois Alzheimer vào năm 1906. Hiện nay, có 5 loại thuốc có sẵn để trị bệnh Alzheimer nhưng chúng chỉ giúp diễn tiến chậm hay ngừng tiến triển của bệnh. Trong vòng 10 năm qua, hơn 100 loại thuốc chống Alzheimer đã bị bỏ rơi trong các thử nghiệm lâm sàng.
Tác động của bệnh Alzheimer được gây ra bởi 2 chất đạm là Beta-amyloid và Tau (chiếm lượng lớn trong não của người bệnh Alzheimer). Beta-amyloid được khám phá năm 1984 và Tau là 2 năm sau đó. Những chất đạm cung cấp thức ăn để nuôi các tế bào não. Mỗi chất đạm trong cơ thể người sẽ cho phép các chuỗi dài amino acid xếp thành chuỗi chính xác theo đúng trình tự của các chất đạm cần thiết.
Vì một số lý do mơ hồ mà beta-amyloid bị hỏng có thể kết tụ lại với nhau tạo thành một mớ sợi gọi là mảng bám, tích tụ quanh các tế bào thần kinh và làm gián đoạn tế bào giao tiếp, trao đổi chất và sửa chữa. Tau cũng có thể bị vón cục với các phân tử Tau khác tạo thành các sợi bám bên trong nơ-ron thần kinh khóa chặn dòng chảy thực phẩm.
Cả 2 chất đạm này có thể gây tổn thương não, dù các nhà nghiên cứu cho rằng beta-amyloid hay Tau là căn nguyên gây ra bệnh Alzheimer. Rủi ro thường tăng theo tuổi tác, nhưng bệnh này thường khởi phát sớm, bệnh Alzheimer có thể ảnh hưởng ở người tầm tuổi 30.
Loại chủng ngừa mới của TS. Trương - UB-311 - thuốc này gây ra phản ứng kháng thể, loại bỏ các chất đạm bị rối mà không hình thành viêm có khả năng tổn hại. Mới đây, UB đưa tin các kết quả đầu tiên từ giai đoạn thử nghiệm lâm sàng IIa ở 42 bệnh nhân.
Sau thử nghiệm này. TS. Trương cho biết UB-311có thể tạo ra kháng thể ở tất cả bệnh nhân, tỷ lệ phản hồi là 100%. Vì các giai đoạn thử nghiệm II ở quy mô nhỏ, chưa có bằng chứng chứng minh rằng chủng ngừa UB-311 có tác động về nhận thức và trí nhớ, song dù sao việc không có tác dụng phụ cũng được xem là một bước tiến lớn.
Ông James Brown - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về sức khỏe lão hóa của Đại học Aston (Birmingham, Anh) cho biết: “Nó có thể là một viên đạn bạc trong việc bắt giữ và cải thiện các triệu chứng và nếu vượt qua giai đoạn kế tiếp thì cơ hội sẽ là rất lớn”. Gần đây, Công ty United Neuroscience (chi nhánh của UB) đang thử nghiệm giai đoạn III cho chủng ngừa Alzheimer và đã áp dụng công nghệ peptide tổng hợp để tạo ra chủng ngừa cho bệnh Parkinson.
Được biết đến dưới cái tên UB-312, chủng ngừa Parkinson hiện đang bước vào giai đoạn I thử nghiệm. Loại chủng ngừa thứ 3 cho chất đạm Tau hiện đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Không chỉ là một đặc điểm của bệnh Alzheimer mà Tau còn được nhìn thấy ở các chấn thương của binh lính và vận động viên thể thao nên quân đội Mỹ hết sức quan tâm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!