Sống chung với căn bệnh bị cho là 'điên' nhiều năm, đây là những chia sẻ của 1 nhân viên IT đang mắc rối loạn lưỡng cực

Giới tính - 03/29/2024

Robert Spencer, một nhân viên IT tại Bắc Carolina (Mỹ) đã sống chung với căn bệnh rối loạn lưỡng cực (bi-polar) trong suốt 30 năm. Dưới đây là những chia sẻ của anh về cách mà mọi người gọi những người bị rối loạn tâm lý nói chung với một từ điển hình - 'Điên'.

Mặc dù ngày càng có nhiều các sự kiện được tổ chức về chủ đề rối loạn tâm lý, phần lớn trong số đó vẫn đem đến một cái nhìn có phần thiếu thiện cảm cho những căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc rối loạn tâm lý chủ yếu là nạn nhân của bạo lực hơn là kẻ thủ phạm gây ảnh hưởng cho xã hội.

Sống chung với căn bệnh bị cho là 'điên' nhiều năm, đây là những chia sẻ của 1 nhân viên IT đang mắc rối loạn lưỡng cực

Nhiều người bị rối loạn tâm lý là nạn nhân của bạo lực.

Và có một từ, một từ khiến tôi băn khoăn suốt những năm tháng niên thiếu, một từ mà tôi nghe đi nghe lại mỗi ngày, thậm chí nhiều lần một ngày nhiều người, và họ dùng nó để đánh giá con người tôi, đó chính là 'điên'. Sau khi tra cứu trong từ điển, dưới đây là những ý nghĩa thông dụng cùng cảm nhận cá nhân của bản thân tôi.

Điên (crazy) là tính từ được định nghĩa như sau:

1. Bị loạn trí, có những biểu hiện mất kiểm soát, quá khích.

_ Từ đồng nghĩa: mất trí (mad), loạn trí (deranged).

2. Nhiệt tình quá mức (đối với một sự vật, sự việc nào đó). Ví dụ: 'tôi điên lên vì bóng đá'.

_ Từ đồng nghĩa: đam mê cái gì (passionate about), dành thời gian cho cái gì (devoted to).

Quả là một từ điển hình với 2 ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Trong suốt 50 năm cuộc đời, tôi đã nghe thấy từ này nhiều không kể xiết. Điều mà tôi chẳng mấy quan tâm cho đến khi tốt nghiệp trung học. Sau khi đi khám và được chẩn đoán mắc rối loạn tâm lý, 'điên' chính là từ gây ám ảnh mà tôi không bao giờ muốn nghe lại một lần nữa. Nhưng tôi đã phải nghe nó, từ gia đình, bạn bè và cả những người xa lạ, 'điên' với cả 2 ý nghĩa trên. Thi thoảng nó mang ý nghĩa vô hại nhưng phần lớn những lần còn lại thì không như vậy. Phần lớn người ta dùng từ 'điên' với ý nghĩa đầu tiên để mô tả những bệnh nhân rối loạn tâm lý một cách tiêu cực.

Sống chung với căn bệnh bị cho là 'điên' nhiều năm, đây là những chia sẻ của 1 nhân viên IT đang mắc rối loạn lưỡng cực

'Điên' là từ thường được dùng để chỉ những người mắc bệnh tâm lý.

Bệnh tâm lý là một loại bệnh, ngay cả khi một số người lựa chọn không chấp nhận nó. 'Điên' là từ thường dùng để chỉ những người đang bị bệnh tâm lý, những người bị cho là nguy hiểm, yếu ớt, vô dụng, khó đoán và không thể có những hành vi hay mối quan hệ bình thường. Tất nhiên khi nói từ đó, bản thân người nói cũng chẳng suy nghĩ quá nhiều. Nhưng kỳ lạ thay với ý nghĩa đầu tiên của từ 'điên', nó cùng lúc làm tổn thương một nhóm người. Nó là một từ được dùng với hàm ý chỉ trích một người hoặc nhóm người, những kẻ 'điên' bị coi như 'vết nhơ' của xã hội.

Nếu nghĩa đầu tiên của từ 'điên' nhất định phải xuất hiện trong từ điển, có lẽ nó nên được để xuống vị trí cuối cùng. Hoặc có thể bỏ đi ý nghĩa đầu tiên ấy để mở ra một thời kỳ văn minh và hiện đại hơn. Từ 'điên' với ý nghĩa đầu tiên chẳng mấy tốt đẹp đã tồn tại quá lâu, là thứ vũ khí ngôn từ gây tổn thương cho biết bao người.

Sống chung với căn bệnh bị cho là 'điên' nhiều năm, đây là những chia sẻ của 1 nhân viên IT đang mắc rối loạn lưỡng cực

Chúng ta không nên gọi bệnh nhân tâm lý là điên mà hãy thông cảm với họ hơn.

Điên cuồng với tình yêu, điên cuồng với những bộ phim hay phát điên vì một món ăn, một môn thể thao... hãy dùng từ 'điên' với ý nghĩa như thế. Bởi chúng ta luôn luôn có thể tạo nên một xã hội giàu sự cảm thông hơn.

Source (Nguồn tham khảo): Nami, Beautiful Mind VN, Better Help...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!