Sự phát triển của trẻ qua từng tháng: Tháng thứ 8

Kiến Thức Y Học - 05/12/2024

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng là rất rõ, đến tháng thứ 8 trẻ bước vào tuổi khám phá và “làm mình làm mẩy” với những màn “trình diễn” quấy khóc. Đây đồng thời cũng là lúc mẹ cảm nhận được sự thay đổi của con rõ nhất, hẳn mẹ sẽ phải ngạc nhiên khi con yêu không còn ngồi yên trong lòng mình mà thay vào đó sẽ vùng ra và lăn ngay xuống sàn để nhặt lượm những thứ dưới đất.

Sự phát triển của trẻ qua từng thánglà rất rõ, đến tháng thứ 8 trẻ bước vào tuổi khám phá và “làm mình làm mẩy” với những màn “trình diễn” quấy khóc. Đây đồng thời cũng là lúc mẹ cảm nhận được sự thay đổi của con rõ nhất, hẳn mẹ sẽ phải ngạc nhiên khi con yêu không còn ngồi yên trong lòng mình mà thay vào đó sẽ vùng ra và lăn ngay xuống sàn để nhặt lượm những thứ dưới đất.

Đừng lo lắng, vì như vậy con vẫn đang phát triển rất tốt.

1. Cuộc sống của trẻ khi bước vào tháng thứ 8

Trong giai đoạn này sữa vẫn là thức ăn quan trọng giúp bé tăng trưởng, nhưng thức ăn đặc sẽ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng cho con phát triển do đó bé cần ăn 2-3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Ngoài ra bạn vẫn nên duy trì khoảng 4 cử bú/ngày cho bé 8 tháng tuổi.

Bé lúc này cũng có nhu cầu ngủ 2-3 cữ/ngày, mỗi giấc khoảng từ 1-3 tiếng. Hoạt động của bé đang dần “vào khuôn” nên bạn sẽ dễ sắp xếp công việc xung quanh trong chuyện cho bé bú và ngủ. Mỗi khi buồn ngủ, bé có thể sẽ rất cáu gắt và quấy. Đừng quá lo khi thấy những thay đổi này từ bé vì đây chỉ là một biểu hiện bình thường và mọi việc sẽ dần ổn định hơn.

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng: Tháng thứ 8

2. Sự phát triển của trẻ qua từng tháng: 8 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Những cột mốc ghi nhận sự phát triển của trẻ qua từng tháng

Bé bắt đầu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh, lúc này bé trở nên hiếu động hơn. Do đó, bạn cần quan sát bé kĩ mỗi khi cho bé chơi dưới sàn.

Giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu tập bò và tự vật lộn để có thể ngồi được 1 mình hay leo trèo khắp nơi rồi trườn ra khắp sàn nhà. Bé sẽ lăn để có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bé biết cách phối hợp cả tứ chi để di chuyển đến nơi mình muốn, dù chỉ có thể di chuyển từng đoạn ngắn. .

Ngoài ra, lúc này đã có một số em bé cũng bắt đầu chập chững tập đứng. Biết vịn vào cũi để đứng lâu hơn. Mỗi khi không với tới đồ chơi hoặc là có gì bất an, bé biết tỏ thái độ để bạn chú ý. Các kỹ năng sẽ dần phát triển và hoàn thiện. Bạn nên vỗ tay khen bé mỗi khi bé có cố gắng tự kiểm soát cơ thể mình để con có hứng thú hơn.

Bắt đầu tập nói

Bước và tháng thứ 8, bé bắt đầu ê a tự nói chuyện. Bạn sẽ nghe bé nói mama và papa suốt mặc dù là bé chẳng hiểu ý nghĩa của nó đâu. Nhưng dần dần, bé có nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ cũng như dần hiểu được ý nghĩa của các từ.

Bạn nên chịu khó nói chuyện với bé, nhờ gia đình và mọi người xung quanh nói chuyện để bé sẽ học được cách hoà nhập nhanh hơn.

Sức khoẻ của bé

Vì đã trở nên hiếu động và bản thân thích tìm kiếm, khám phá, bé sẽ thích nhặt nhạnh cát bụi hoặc những thứ nhỏ xíu trên sàn để chơi hoặc cho vào miệng. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu cảnh giác hơn. Hãy cố gắng để đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ và an toàn cho bé. Nếu có thể, hãy mua thêm các vật dụng an toàn hỗ trợ cho bé.

Bạn cũng nên kiểm tra một lượt các đồ nội thất trong nhà có cố định chưa. Các vật như tivi, chậu hoa, kệ sách và bàn ghế cần được kê chắc chắn, không có khả năng xê dịch. Đây là lúc mà bạn phải tập thói quen khoá tủ thuốc cũng như tủ bếp và cẩn thận với các loại chất tẩy rửa.

Nhằm ngăn chặn những điều không hay có thể xảy ra với trẻ.

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng: Tháng thứ 8

3. Cách nuôi dạy con khi vào 8 tháng tuổi

Con bước vào tháng thứ 8 tức là mẹ cũng cần chuyển mình sang một giai đoạn mới. Có thể những sự thay đổi đó không quá lớn, mẹ không cần quá bận tâm.

Trước tiên, mẹ cần lo lắng cho sức khỏe của mình vì thời gian này con sẽ rất hiếu động, đôi khi có thể làm mẹ cảm thấy stress, bận rộn hoặc quá tải. Hãy dành thời gian cho mình khi bé ngủ hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của người thân nhất là chồng của mình để san bớt gánh nặng.

Tiếp đó, hãy tìm cho mình một cách nuôi dạy con tốt trong giai đoạn này. Tháng thứ 8 những gì con cần chỉ là dinh dưỡng-giao tiếp - vận động.

Về dinh dưỡng

Hãy chú ý cho con ăn đủ chất, bú đủ bữa và cân bằng bữa ăn cho con. Không nên ép con ăn, cho con ăn quá nhiều, hãy để con bắt đầu từ lập với bữa ăn dặm của mình.

Về giao tiếp

Mẹ cần nói chuyện với con nhiều hơn, dạy con nói những đồ vật trong nhà, khích lệ và ở bên cạnh con. Đó là sự giao tiếp thân tình giữa mẹ và bé. Mặc dù có những người cho đó là không cần thiết nhưng mẹ phải hiểu rằng những gì mẹ làm với trẻ có thể tạo thành tính cách của con sau này.

Một số nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, những đứa trẻ được bố mẹ quan tâm, gần gũi trong giai đoạn đầu đời có trí thông minh tốt hơn và khả năng giao tiếp, thể hiện tình cảm hơn rất nhiều so với những trẻ khác.

Về vận động

Đừng ngăn cấm con chơi những trò chơi con thích hay cản con khi con định đụng vào đồ vật trong nhà. Hãy để con tự do khám phá, vận động sẽ giúp con làm quen với thế giới và phát triển trí não tốt hơn.

Mẹ đã sẵn sàng để chăm sóc con khi vào tháng thứ 8 chưa? Hi vọng bài viết trên đây của Lily & WeCare đã phần nào giúp mẹ có thêm kiến thức về sự phát triển của trẻ qua từng tháng từ đó bổ trợ cho quá trình chăm con của mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!