Sữa chuyển tiếp là loại sữa được tiết ra trong giai đoạn ngay sau khi bà mẹ có sữa non kéo dài trong khoảng hai tuần. Loại sữa này có chứa chất béo, vitamin tan trong nước, đường lactose và hàm lượng calo cao hơn so với sữa non.
Ngực của mẹ thay đổi như thế nào khi có sữa chuyển tiếp?
Do lượng sữa chuyển tiếp nhiều hơn so với sữa non nên trong giai đoạn này, ngực của bạn sẽ trở nên căng tức và săn chắc hơn. Ban đầu, những thay đổi này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và bạn sẽ cảm thấy khó cho bé ngậm vào đúng vị trí trên núm vú. Tuy nhiên, nếu nhờ cậy vào sự giúp đỡ của các bác sĩ và chuyên gia nhi khoa, bạn sẽ có thể dễ dàng giúp bé bám và ngậm vú đúng cách. Đôi khi, bạn nên hút bớt một ít sữa để làm mềm quầng vú, giúp bé dễ dàng nút sữa hơn. Bên cạnh đó, mùi thơm từ sữa trên núm vú cũng kích thích bé bú nhiều hơn. Cho con bú sẽ giúp bạn giảm cảm thấy dễ chịu hơn nhờ làm giảm áp lực trên bầu ngực.
Khi cho con bú đều đặn, bạn có thể cảm thấy có cảm giác châm chích ngứa ran. Cảm giác này cho thấy rằng sữa đang chảy xuống trong bầu ngực của bạn. Một lượng sữa được tiết ra từ các tế bào sản xuất sữa, đi vào ống dẫn sữa để sẵn sàng cho bé bú sẽ gây kích thích, làm bạn bị ngứa. Sữa sẽ chảy xuống núm vú khi bạn cho con bú hay để nhắc nhở bạn rằng bé có thể đang đói và cần được cho bú. Trong những trường hợp này, sữa sẽ chảy xuống nhiều hơn và con của bạn sẽ được uống đầy đủ sữa hơn. Bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt ừng ực và cảm nhận được lượng sữa trong bầu vú của bạn đang chảy xuống.
Trong những tuần đầu cho con bú, bạn có thể sẽ bị chuột rút hoặc có những “cơn đau” ở tử cung khi cho bé bú do tác động của hormone oxytocin. Bạn phải cố gắng dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể làm giảm năng suất sản xuất và tiết sữa của bạn.
Bạn nên cho bé bú sữa chuyển tiếp như thế nào?
Bạn có thể phải không ngừng cho con bú trong giai đoạn đầu vì nhu cầu bú mẹ của bé ngày tăng và lượng sữa cơ thể bạn tiết ra ngày càng nhiều. Bạn có thể cho con bú vào ban ngày ở bất cứ đâu miễn là bé được bú ít nhất một lần trong vòng ba tiếng. Bạn cũng có thể cho con bú sau mỗi nửa giờ đến một giờ, hoặc bạn có thể kéo dài thời gian cho con bú thêm 10 phút mỗi giờ nếu muốn. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên em bé thường cần phải được cho bú từ 7 đến 8 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, việc cho con bú cần phải ổn định và giảm dần khi bạn bắt đầu cho bé cai sữa. Theo thời gian, việc cho bé bú sẽ dần thay đổi cả về tần số và thời gian, phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!