Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể là tình trạng lớp kính bên trong mắt bị mờ đi, thường là do lão hóa. Khi lớp kính trong mắt bị mờ đi, nó sẽ gây ra các triệu chứng như mờ mắt và trong một số trường hợp có thể làm giảm khả năng nhìn gần của mắt.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là thủ thuật để loại bỏ thủy tinh thể đã bị mờ (lớp kính bên trong mắt) và trong đa phần các trường hợp bác sĩ sẽ thay vào đó một cái thủy tinh thể nhân tạo mới.
Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ được thực hiện khi:
- Đục thủy tinh thể nặng đến nỗi cản trở các sinh hoạt thường ngày của bạn. Ví dụ như bạn không thể nhìn rõ để đi làm nghề nghiệp của bạn, hoặc bạn không thể lái xe được, bạn không thể đọc sách hoặc xem tivi như bình thường được, bạn không thể nấu ăn, đi mua sắm hay làm vườn được, bạn không thể nhìn rõ những khuôn mặt mặc dù họ đứng rất gần mình và khi đứng trong vùng có ánh sáng quá mạnh, bạn cảm thấy mọi thứ rất mờ. Nếu bạn có những triệu chứng trên. Đây là lúc bạn cần phải thực hiện phẫu thuật này.
- Đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh lý khác của mắt.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Bạn có thể phẫu thuật đục thủy tinh bất kỳ lúc nào; không nhất thiết cần phải chờ đợi cho đến khi thị lực của bạn bị giảm quá nặng.
Một vấn đề có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể là đục bao sau. Tình trạng này xuất hiện khi các tế bào của phần thủy tinh thể bị loại bỏ còn sót lại sau phẫu thuật và bắt đầu phát triển trở lại. Điều này sẽ làm cho mắt bạn bị mờ và gây ra những triệu chứng giống như là lúc bạn đang bị đục thủy tinh thể. Để khắc phục sai sót này, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật laser.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Như với mọi thủ thuật, có một số nguy cơ liên quan đến phẫu thuật đục thủy tinh thể. Chúng bạn không đưa vào đây những khả năng này bởi vì chúng chuyên biệt cho bạn và khác nhau ở mỗi người. Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật để giải thích tác động của những nguy cơ này đối với bạn.
Các biến chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể hiếm gặp nhưng có thể có, bao gồm:
- Rách bao thủy tinh thể;
- Có vấn đề với thủy tinh thể mới, chẳng hạn như sử dụng sai loại hoặc đặt sai vị trí;
- Nhiễm trùng mắt nặng;
- Bong võng mạc (khi lớp màng mỏng ở mặt sau của mắt bị tách khỏi các mạch máu nuôi);
- Chảy máu bên trong mắt (xuất huyết trên màng mạch) – bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải ngừng phẫu thuật và bạn sẽ được mổ vào một ngày khác.
Nếu bất kỳ biến chứng nào trong số này xảy ra, chúng có thể ảnh hưởng đến thị lực và bạn có thể cần phải phẫu thuật lại. Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật để giải thích những nguy cơ cho bạn một cách chi tiết.
Vấn đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải sau phẫu thuật đục thủy tinh thể là đục bao sau. Đây là khi các tế bào của phần thủy tinh thể loại bỏ còn sót lại sau phẫu thuật và bắt đầu phát triển trở lại. Điều này gây ra vấn đề cho thị lực của bạn tương tự như đang bị đục thủy tinh thể. Bạn có thể phải điều trị bằng laser để khắc phục điều này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe của bạn để xem thử bạn có đủ sức chịu đựng cuộc phẫu thuật không. Một bác sĩ nhãn khoa (bác sĩ chuyên về bệnh lý mắt, kể cả phẫu thuật mắt) sẽ đo mắt và thị lực của bạn. Những xét nghiệm này giúp quyết định loại thủy tinh thể nhân tạo sẽ là tốt nhất cho bạn, để tầm nhìn của bạn đạt tốt nhất có thể sau khi phẫu thuật.
Bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi về nguy cơ, lợi ích và các lựa chọn thay thế cho thủ thuật này. Điều này sẽ giúp bạn có tất cả các thông tin cần thiết để đồng ý tiến hành thủ thuật. Nếu bạn đồng ý, bạn phải ký vào một giấy thỏa thuận.
Quy trình thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể như thế nào?
Phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút.
Bác sĩ phẫu thuật sẽ nhỏ thuốc vào mắt bạn để làm giãn đồng tử và giãn các cơ trong mắt. Điều này sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra mắt và loại bỏ thủy tinh thể dễ dàng hơn. Bác sĩ cũng sẽ nhỏ thuốc tê vào trong mắt và đặt một mảnh vải sạch che mặt bạn. Miếng vải sẽ tạo thành một cái lều nhỏ che mặt để bạn vẫn có thể thở và nói chuyện. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một cái kẹp nhỏ để giữ mí mắt của bạn mở do đó bạn không cần phải lo lắng về chuyện nháy mắt khi đang mổ.
Sau khi thuốc mê đã có hiệu lực, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo vết cắt nhỏ trên bề mặt của mắt. Mặc dù mắt của bạn đang mở và bạn còn thức nhưng bạn sẽ không thể nhìn thấy các dụng cụ được sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn thấy ánh sáng và một số chuyển động. Bạn sẽ không cảm thấy đau một chút nào.
Cách phổ biến nhất để phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật phaco (nhũ tương hóa thủy tinh thể). Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt sử dụng sóng siêu âm (sóng âm) để phá vỡ thủy tinh thể bị đục. Bạn có thể nghe thấy một âm thanh vo vo nhẹ khi thiết bị đang hoạt động. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy các mảnh vỡ thủy tinh thể ra khỏi mắt và giữ lại bao thủy tinh thể. Sau đó, họ sẽ đưa thủy tinh thể nhân tạo mới vào để đặt cố định vĩnh viễn.
Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ để cho mắt lành một cách tự nhiên mà không cần khâu.
Hồi phục sức khoẻ
Hồi phục sức khoẻ
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể?
Sau khi gây tê, có thể mất vài giờ trước khi mắt có cảm giác trở lại. Mắt có thể sẽ được che bằng một tấm bảo vệ mà bạn sẽ cần phải đeo qua đêm.
Bạn có thể được cho kháng sinh nhỏ mắt để sử dụng tại nhà giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể được cho nhỏ mắt steroid để giúp kiểm soát sưng ở mắt. Điều quan trọng là làm theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật của bạn về tần suất nhỏ mắt.
Bạn thường sẽ có thể về nhà một vài giờ sau khi phẫu thuật, khi bạn đã cảm thấy sẵn sàng. Hãy chắc chắn rằng có ai đó có thể đưa bạn về nhà và yêu cầu một ai đó để ở lại với bạn trong khoảng một ngày trong khi chờ thuốc tê hết tác dụng.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!