Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 04/29/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Ghép giác mạc là gì?

Ghép giác mạc là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ tất cả hoặc một phần của giác mạc bị hư hỏng và thay thế bằng mô giác mạc khỏe mạnh từ mắt của một người hiến tặng phù hợp.

Mắt của bạn được tạo thành bởi nhiều lớp kính trong suốt và giác mạc là một trong số đó. Nó chính là lớp kính trong suốt,  hình vòm nằm ở phía trước của mắt. Giác mạc bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn và thị lực của bạn.

Các bệnh ở giác mạc thường làm cho lớp kính trong suốt này bị đục hơn khiến bạn nhìn mờ và không rõ như trước nữa. Nếu các phương pháp điều trị khác không thể cải thiện được tầm nhìn và thị lực của bạn, bác sĩ sẽ quyết định ghép giác mạc để lấy lại thị lực bình thường cho bạn.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho giác mạc. Ba nguyên nhân phổ biến mà cần phải phẫu thuật là giác mạc hình chóp (bề mặt giác mạc trở thành hình nón, gây mờ mắt), mất bù nội mô (giác mạc trở nên sưng và đục), và sẹo giác mạc.

Khi nào bạn sẽ thực hiện ghép giác mạc?

Bạn sẽ cần ghép giác mạc để phục hồi thị lực của bạn nếu bạn đang mắc phải:

  • Giác mạch hình chóp (keratoconus);
  • Loạn dưỡng nội mô giác mạc do di truyền;
  • Giác mạc bị mỏng ;
  • Sẹo giác mạc, gây ra bởi nhiễm trùng hoặc chấn thương;
  • Đục giác mạc;
  • Phù giác mạc;
  • Loét giác mạc, bao gồm cả những trường hợp gây ra bởi nhiễm trùng ;
  • Các biến chứng do phẫu thuật mắt trước đó.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn cần biết những gì trước khi thực hiện ghép giác mạc?

Hầu hết những người được ghép giác mạc sẽ có thể khôi phục một phần thị lực của họ. Nói chung, khả năng lấy lại thị lực sau khi ghép giác mạc phụ thuộc vào bệnh lý trước đây của bạn và tình trạng sức khỏe hiện có của bạn.

Ngoài ra, bạn nên nhớ nguy cơ biến chứng lớn nhất của phẫu thuật này là cơ thể bạn không chấp nhận giác mạc mới ghép và tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi cấy ghép giác mạc. Vì lý do này, nên ít nhất mỗi năm một lần bạn phải khám bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra. Bác sĩ có thể dùng thuốc để tránh tình trạng cơ thể loại bỏ giác mạc mới nhận này.

Tìm một giác mạc hiến tặng

Hầu hết các giác mạc được sử dụng trong cấy ghép giác mạc đến từ các người hiến tặng đã chết. Không giống với các cơ quan khác, chẳng hạn như gan và thận, người cần ghép giác mạc thường không phải đợi lâu. Lý do là vì có nhiều người yêu cầu hiến giác mạc ngay sau khi mất. Vì thế nguồn giác mạc để cấy ghép thường nhiều hơn so với các bộ phận khác.

Tuy nhiên, giác mạc từ những người người hiến tặng có một vài bệnh lý, như bệnh lý hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng, đã thực hiện phẫu thuật mắt hoặc bệnh lý về mắt, hoặc do chết không rõ lý do thường không thể sử dụng được vì lý do an toàn.

Có bất kỳ lựa chọn thay thế cho một ca ghép giác mạc nào không?

  • Một vài loại kính và kính áp tròng có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng.
  • Một số loại giác mạc hình chóp thể được điều trị bằng phẫu thuật, bằng cách đặt một vòng nhựa nhỏ ở giác mạc.
  • Nếu bạn có mất bù nội mô, bác sĩ có thể dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị.

Tất cả các biện pháp được đề cập ở trên sẽ trở nên ít hiệu quả khi bệnh trở nên nặng hơn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, ghép giác mạc vẫn mang theo một số nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng mắt;
  • Gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể;
  • Tăng áp lực trong mắt (glaucoma);
  • Đường khâu không tốt;
  • Giác mạc hiến tặng bị cơ thể bạn loại bỏ;
  • Phù giác mạc.

Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn có thể tấn công các giác mạc hiến tặng. Điều này được gọi là sự đào thải, và cần được phải điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện cấy ghép giác mạc khác.

Hãy đi gặp bác sĩ mắt của bạn ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang loại bỏ giác mạc được hiến, chẳng hạn như:

  • Giảm thị lực;
  • Đau;
  • Đỏ;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Phản ứng loại bỏ giác mạc hiến của cơ thể xảy ra ở khoảng 20 phần trăm các ca cấy ghép giác mạc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện ghép giác mạc?

Trước khi phẫu thuật cấy ghép giác mạc, bạn sẽ phải trải qua:

  • Một cuộc khám mắt toàn diện. Bác sĩ mắt của bạn xác định các bệnh lý và tình trạng nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng sau phẫu thuật.
  • Đo giác mạc của mắt. Bác sĩ mắt của bạn quyết định kích thước giác mạc được hiến mà bạn cần.
  • Bác sĩ sẽ đánh giá tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Bạn có thể cần phải ngừng dùng các loại thuốc và thực phẩm chức năng nhất định trước khi hoặc sau khi cấy ghép giác mạc.
  • Điều trị các bệnh về mắt khác. Một số bệnh về mắt chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc viêm, có thể làm giảm khả năng thành công của phẫu thuật cấy ghép giác mạc. Bác sĩ mắt của bạn sẽ làm việc để điều trị những vấn đề trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện ghép giác mạc như thế nào?

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật gây mê khác nhau. Phẫu thuật thường mất từ một đến hai giờ.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần trung tâm của giác mạc bị tổn thương của bạn và thay bằng phần giác mạc của người hiến.

Bác sĩ có thể thay thế nguyên cả giác mạc, thay thế chỉ lớp ngoài giác mạc hoặc lớp trong giác mạch. Bác sĩ sẽ dùng mũi khâu vi phẫu để cố định miếng giác mạc mới vào vị trí.

Hồi phục sức khỏe

Hồi phục sức khỏe

Bạn sẽ làm gì sau khi khi thực hiện ghép giác mạc?

Đa số trường hợp là bệnh nhân phải ở lại qua đêm để bác sĩ theo dõi, nhưng nếu mọi thứ diễn biến tốt, đôi khi bạn có thể về nhà trong ngày.

Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt và đôi khi cho thuốc để mang về nhà.

Bạn không nên bơi hoặc nhấc bất kì vật nặng cho đến khi được bác sĩ phẫu thuật của bạn cho phép.

Tập thể dục và vận động thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường nhanh hơn. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, yêu cầu các nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn.

Hầu hết mọi người đều phục hồi tốt. Có thể mất đến một năm thì thị lực của bạn mới đạt được mức cao nhất có thể. Đôi khi bạn có thể cần phải có một phẫu thuật khác để thay đổi hình dạng của giác mạc.

Bác sĩ sẽ sắp xếp cho bạn quay trở lại phòng khám thường xuyên để họ có thể kiểm tra xem giác mạc ghép có lành tốt không và có dấu hiệu bị đào thải hay không.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!