Nhiều người tin rằng việc cầu nguyện có thể giúp cho họ vượt qua được giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Lời khẩn cầu sự giúp đỡ từ một đấng siêu nhiên là một trong những cách giúp người ta tìm kiếm sự che chở về mặt tinh thần. Tuy nhiên mối liên kết với một năng lực siêu nhiên có thể cho bạn nhiều thứ hơn niềm hy vọng và chính điều này có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm thần.
Làm thế nào mà lời cầu nguyện và yếu tố tâm linh có thể bảo vệ sức khỏe tinh thần?
Các nhà tâm lý học tiết lộ rằng họ gặp phải khá nhiều thách thức trong việc nghiên cứu những tác động của việc cầu nguyện đối với đời sống tinh thần. Chẳng hạn như việc những người thường xuyên cầu nguyện và hoạt động tích cực trong những cộng đồng tâm linh có xu hướng đưa ra những quyết định sáng suốt và lành mạnh hơn, cũng như ít có nguy cơ nghiện hút hoặc nghiện rượu. Nghiên cứu những người cầu nguyện thất thường – ví dụ như người chỉ cầu nguyện trong những giai đoạn khủng hoảng – lại dễ dàng hơn cho các nhà khoa học trong việc xác định đâu sẽ là tác động chính xác của sự mạnh mẽ về tâm linh.
Việc cầu nguyện có thể đem lại cho con người một cảm giác yên bình trong tâm hồn và đây là chính yếu tố tích cực mang lại hiệu quả về mặt tâm lý đối với cơ thể con người như giúp làm ổn định hệ tim mạch và giảm căng thẳng.
Việc thường xuyên thực hành niềm tin tâm linh có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần bằng một số cách sau:
- Cho bạn cảm giác có mục đích trong cuộc sống: Sự kết nối với một lực lượng siêu nhiên hoặc sự thật cao cả hơn có thể giúp bạn cảm nhận được mục đích của cuộc sống lớn lao hơn rất nhiều, so với việc sống cho qua ngày;
- Cho bạn sự ủng hộ từ xã hội: Trong quá trình thực hành ý niệm tâm linh của mình, bạn sẽ phải gia nhập vào một cộng đồng những người cùng chí hướng. Nghiên cứu mới đây phát hiện rằng những bệnh nhân có cùng một niềm tin mãnh liệt về tôn giáo hoặc tâm linh cũng là những người có khả năng duy trì các mối liên kết xã hội đa dạng hơn. Một ví dụ khác về ảnh hưởng của sự ủng hộ từ xã hội có liên quan đến mối liên kết tâm linh ở những người lớn tuổi ở Thái Lan cho thấy những người gắn kết với mạng lưới hoạt động Phật pháp năng động có xu hướng thể hiện tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tăng sự phấn chấn tinh thần: Các hoạt động ca hát liên quan đến thực hành tâm linh cũng như tham gia vào cộng đồng tôn giáo có thể sẽ có những tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần. Thậm chí, theo một nghiên cứu, việc tham gia vào một đội hợp xướng của nhà thờ cũng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, giảm đi tình trạng lo âu và trầm cảm giữa những bệnh nhân chiến thắng ung thư với những người chăm sóc họ;
- Giúp bạn đối phó với những vấn đề khó khăn trong công việc hoặc cuộc sống: Niềm tin vào đấng thần linh hoặc tôn giáo có thể giúp bạn hình thành phương pháp giải quyết chung cho những vấn đề tiêu cực hoặc các sự kiện bất ngờ. Những người có thói quen đi lễ ở nhà thờ và cầu nguyện thường xuyên ít có xu hướng trầm cảm khi phải đối diện với cái chết của người thân yêu.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng nếu bạn đang theo đuổi một niềm tin thì bạn nên tiếp tục tin tưởng vào điều đấy. Còn nếu hiện tại bạn chưa có một niềm tin nào thì bạn có thể nuôi dưỡng nó bằng cách tin tưởng vào những điều đem lại cho bạn cảm giác kết nối, thống nhất cũng như sự yên bình. Điều này có thể bao gồm việc tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, tập yoga hoặc thiền. Với tất cả những lợi ích tích cực mà việc cầu nguyện và niềm tin đem lại, bạn sẽ cảm thấy bản thân nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong cuộc sống đấy.
Lợi ích về mặt sức khỏe của việc cầu nguyện là có thật
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực hành niềm tin vào tâm linh có liên quan với những lợi ích sức khỏe, đặc biệt là có tác dụng ngăn ngừa bệnh trầm cảm chẳng hạn như:
- Một nghiên cứu trên 191 bệnh nhân mắc bệnh suy tim xung huyết trong 5 năm cho thấy rằng họ cảm nhận được sự bình an khi tin vào tâm linh. Chính họ cũng là những người có thể thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn và tất nhiên điều này giúp họ sống thọ hơn so với những bệnh nhân khác cùng mắc bệnh;
- Những người mắc phải chứng rối loạn trầm cảm nặng hoặc bệnh mạn tính có xu hướng sùng đạo cao hơn hẳn. Điều này thể hiện qua việc thực hành tôn giáo hàng ngày. Cũng chính vì vậy nên nhìn chung những bệnh nhân này trở nên lạc quan và yêu đời hơn hẳn những người khác;
- Theo một nghiên cứu vào năm 2015 thì các thói quen tham dự sinh hoạt tôn giáo hàng tuần, thường xuyên cầu nguyện và đọc kinh thánh đều có tác dụng ngăn ngừa tình trạng lạm dụng các chất kích thích như rượu, cocain, thuốc phiện và rượu tái đi tái lại nhiều lần.
Khi những lời khẩn cầu không được hồi đáp
Việc cầu nguyện thực sự đem đến những lợi ích tích cực nhưng quyền năng của nó cũng chỉ có hạn. Những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh trầm cảm và đái tháo đường vẫn cần sự chú ý theo dõi của y khoa. Bất cứ ai mắc chứng trầm cảm hoặc những căn bệnh nguy hiểm khác nên tìm đến sự chăm sóc từ các bác sĩ chuyên khoa.
Dù vậy, đối với rất nhiều người thì yếu tố tâm linh vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống.
Mặc dù chưa có câu trả lời chính xác về sự tồn tại của thiên đường nhưng miễn là bạn tin rằng luôn có một đấng siêu nhiên nào đấy vẫn đang đồng hành với bạn và sẽ ban phát phước lành trong tương lai, điều đấy cũng đã đủ để khiến bạn cảm thấy an tâm hơn phần nào trong cuộc đời này.
Bạn có thể quan tâm đến một số bài viết sau đây:
- Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe
- Dự báo 4 vấn đề về sức khoẻ nổi lên trong năm 2017
- Lợi ích sức khỏe không ngờ của nụ hôn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!