Tác nhân gây bệnh dại

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Vi-rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid.

 Vi-rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ, dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt.

Tác nhân gây bệnh dại

Vi-rút dại rất nguy hiểm nên người bệnh cần được theo dõi và điều trị khẩn cấp (Ảnh minh họa: Internet)

Chẩn đoán bệnh dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi-rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi-rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN).

Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!