Đường lây truyền và tính cảm nhiễm bệnh dại

Sống khỏe mạnh - 05/20/2024

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi-rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.

Đường lây truyền và tính cảm nhiễm bệnh dại

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương (Ảnh minh họa: Internet)

Vi-rút dại còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi-rút dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.

Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi-rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi-rút dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút dại nếu được tiêm vắc-xin dại.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!