Người béo phì, thừa cân, lười vận động thường có khả năng bị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bạn sẽ không nghĩ đến rằng người gầy cũng có thể mắc căn bệnh này. Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh gan nhiễm mỡ để có thể phòng tránh và bảo vệ sức khỏe mình thật tốt.
1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay gout là do rối loạn chuyển hóa lipid hay acid uric. Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nếu 10-25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Mức độ gan nhiễm mỡ cũng phụ thuộc vào bệnh chính gây ra và việc tuân thủ chế độ điều trị bệnh.
Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ?Người mắc gan nhiễm mỡ không do chất cồn có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hoặc chỉ nhận thấy một vài triệu chứng khác thường, song những triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua hay nhầm lẫn sang bệnh trạng khác như:
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Mất tập trung
Đau bụng (với trường hợp trẻ em thường đau ở giữa phần bụng trên phía bên phải)
- Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
- Da loang lổ, xỉn màu, đặc biệt là phần da vùng cổ và dưới cánh tay.
Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân- Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115, có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, do sử dụng một số thuốc như corticoid, tamoxiphen, amiodarone... Đặc biệt, khoảng 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là do béo phì.
Béo phì: Gan nhiễm mỡ thường gặp ở bệnh nhân béo phì và mức độ nhiễm mỡ cũng liên quan đến mức độ béo phì, đặc biệt là béo bụng. Có 80% đến 90% bệnh nhân béo phì bị gan nhiễm mỡ. Nếu béo phì nặng thì mức độ gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn và lâu ngày sẽ có khả năng đưa đến viêm gan thoái hóa mỡ và cuối cùng có thể tiến triển thành xơ gan.
Tiểu đường: Gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type I, nhưng rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type II do có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Ước tính 50% bệnh nhân tiểu đường type II bị gan nhiễm mỡ.
Tăng mỡ máu: Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.
Nghiện rượu: Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.
2. Những ai thường bị gan nhiễm mỡ?
Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ nhận định trên một số báo chí chính thống cho rắng: Khoảng 15-20% dân số Việt Nam mắc các bệnh về gan, trong đó có tới 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử vong. Nhiều trẻ em mới 15-16 tuổi đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì, thừa cân.
Thông thường bệnh thường thấy ở những độ tuổi khác nhau do cách ăn uống và sinh hoạt khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh phát triển khác nhau:
- Người thừa cân, béo phì
- Người nghiện bia rượu
- Người ít vận động
- Người cao tuổi
- Người có chế độ ăn uống không cân đối
Người ăn quá nhiều, vận động ít thì béo, đồng thời ăn quá nhiều mà chuyển hóa kém thì bị gout hay tăng mỡ máu. Tuy vậy, ngay cả những người gầy gò cũng có thể là nạn nhân của bệnh gan nhiễm mỡ.Ở những bệnh nhân gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ bùng phát. Bởi lẽ, khi cơ thể thiếu chất cũng đồng nghĩa với việc thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ. Người ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng, nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
3. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị khỏi nếu không điều trị nguyên nhân gây ra như béo phì, tăng mỡ máu, lười vận động...
Theo các bác sĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách giúp khống chế được sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu bị thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, không chỉ giảm ăn nhiều chất béo, mà cần giảm ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt vì chất bột đường nếu dư thừa cũng sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và trong nội tạng như gan, tim... Cùng với đó cần tăng cường hoạt động thể lực với mọi hình thức khác nhau.
4. Làm thế nào để biết mình bị gan nhiễm mỡ
Cách tốt nhất để có thể biết mình đã mắc các căn bệnh gì hay ở đây là gan nhiễm mỡ đó là xét nghiệm. Những kết quả xét nghiệm là dấu hiệu khách quan nhất được bác sĩ kết hợp với những triệu chứng lâm sàng để có thể chẩn đoán và đánh giá trình trạng bệnh hiện tại thậm chí còn có thể chẩn đoán sớm hơn hay chẩn đoán phân biệt các trường hợp có triệu chứng lâm sàng tương tự nhau trong y học.
Các kết quả của xét nghiệm không chỉ giúp bác sĩ tiên lượng và dự hậu khả năng diễn biến của bệnh nhân tốt lên hoặc xấu đi mà còn có tác dụng trong việc theo dõi điều trị bệnh nhân cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Gói xét nghiệm dành cho người gầy giúp bệnh nhân đánh giá được chức năng hấp thu của mình, tìm hiểu nguyên nhân không thể tăng cân dù chế độ ăn của bạn vẫn đầy đủ, thậm chí là nhiều. Đồng thời phát hiện được những căn bệnh khác hoặc những dấu hiệu bệnh khác, trong đó có gan nhiễm mỡ.
Kiểm tra, xét nghiệm gan nhiễm mỡ cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là với những người có nguy cơ mắc bệnh cao bởi tỉ lệ bệnh gan nhiễm mỡ trong mấy năm gần đây tăng lên rất nhanh, căn bệnh đã mang đến bối rối nhất định cho con người. Xét nghiệm gan nhiễm mỡ có thể cho ta biết về chất mỡ trong huyết thanh, chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ cũng như kiểm tra được chức năng gan.
Lily & WeCare xin giới thiệu cho bạn đọc những cơ sở y tế làm xét nghiệm gan nhiễm mỡ uy tín tại hai khu vực lớn:
Tại Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai
Tại TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Bình Dân
Bên cạnh việc người bệnh phải đến trực tiếp các cơ sở y tế để lấy máu xét nghiệm, tốn kém về thời gian, môi trường đông đúc. Tại Hà Nội, dịch vụ xét nghiệm tại nhà đang trở thành tiêu chí lựa chọn cho mọi người mọi nhà với những lợi ích thiết thực. Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian và yên tâm về kết quả, được các bác sĩ biện luận chi tiết về các chỉ số với chi phí vô cùng hợp lý.
5. Xander - Dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm tại các bệnh viện công trên địa bàn cả nước rất phổ biến nhưng luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân và khiến cho quá trình làm xét nghiệm lâu và khâu nhận kết quả cũng kéo dài hơn. Chính vì thế, sự ra đời của các dịch vụ xét nghiệm tại nhà đã cung cấp cho người dùng một dịch vụ mới nhanh chóng tiện lợi hơn mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.Lily & WeCare xin giới thiệu đến dịch vụ Xander - Xét nghiệm tại nhà.
So với những trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm tại nhà khác trên địa bàn Hà Nội, trung tâm xét nghiệm Xander có những điểm cộng lớn sau:
Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết:
Minh bạch tuyệt đối: Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu: Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab Đại học Y Hà Nội. Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viên trung ương khác, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế. Các bệnh viện đối tác đều có dàn thiết bị xét nghiệm tối tân nhất cả nước, vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quy. Các bác sĩ tham gia khám và chẩn đoán là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành
Dịch vụ tiện lợi: Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Chi phí chung của dịch vụ:
Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
Phí xử lý : 30.000đ
Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Xander cung cấp cho các bạn đọc nhiều gói dịch vụ xét nghiệm phù hợp với yêu cầu người sử dụng, trong đó có gói dịch vụ Kiểm tra chức năng gan, men gan và đặc biệt là Gói xét nghiệm dành cho người gầy.
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Danh sách những địa chỉ uy tín khám tổng quát trước khi mang thai lần đầu
Lưu ý gì trước khi chuẩn bị khi xét nghiệm khả năng sinh sản?
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Ba địa chỉ có dịch vụ khám tiền mang thai cho chị em tại quận 1 TP.HCM
Gói xét nghiệm dành cho người gầy
Gói xét nghiệm dành cho người gầy hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân của việc không thể tăng cân, thể trạng gầy mặc dù vẫn ăn uống đủ chất
Đối tượng: Người bị suy dinh dưỡng, thể trạng gầy, quan tâm và sử dụng các loại thuốc tăng cân, hay ăn đêm, ăn nhiều bữa
Giá gói: 943.000 đồng
Phí lấy mẫu: 30.000 đồng
Chi phí cho 1 người: 973.000 đồng
Gói xét nghiệm men gan, chức năng gan
Gói xét nghiệm men gan, chức năng gan bao gồm các xét nghiệm nhằm đánh giá, kiểm tra chức năng gan, mật đồng thời đánh giá tình trạng miễn dịch của cơ thể.
Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) là 419.000 đồng
Như vậy, trả lời cho câu hỏi vì sao người gầy vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ, trên đây Lily & WeCare đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về căn bệnh cũng như hướng giải quyết để phát hiện bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất. Người bệnh nên tìm hiểu loại xét nghiệm mình cần làm để chẩn đoán được căn bệnh, từ đó có cách giải quyết và bảo vệ sức khỏe thật tốt.
Xem thêm:
- Chữa gan nhiễm mỡ bằng thuốc nam
- Những thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!