Thai chết lưu - phòng tránh thế nào?

Chuẩn bị mang thai - 04/30/2024

Chuyên gia sản khoa của Hello Bacsi giúp bạn đề ra những phương pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng thai chết lưu, chết non.

Trong bài viết trước Thai chết lưu và những điều cần biết, Hello Bacsi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về thai chết lưu là gì và cách xử trí. Trong bài viết này Hello Bacsi sẽ tiếp tục giúp bạn đề ra những phương pháp phòng tránh thai chết lưu, chết non.

Bạn không thể ngăn chăn 100% khả năng thai chết lưu, nhưng những cách sau đây sẽ giúp bạn giảm khả năng rơi vào trường hợp đó.

Làm gì để ngăn chặn thai chết lưu?

Để giảm thiểu tình trạng đau lòng thai chết lưu, các bà mẹ cần chú ý thực hiện 7 điều sau:

1. Ngưng hút thuốc;

2. Tránh rượu, bia và thuốc trong suốt thời kì mang thai. Vì những chất có trong rượu, bia và thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sẩy thai và thai chết non;

3. Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản của bạn để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt nhất;

4. Đảm bảo cân nặng của bạn trước mang thai và tăng cân trong thời kì mang thai;

5. Bảo vệ chính bản thân, tránh nhiễm trùng và hạn chế các loại thực phẩm nghi ngờ về chất lượng hay hạn sử dụng;

6. Báo với bác sĩ nếu có chảy máu âm đạo bất thường hoặc cơn đau bụng bất thường trong ngày;

7. Báo với bác sĩ nếu có bất kì dị ứng hoặc khó khăn nào khác trong quá trình mang thai.

Cân nặng ảnh hưởng đến nguy cơ thai chết lưu

Về cân nặng, béo phì làm tăng nguy cơ thai chết non. Bạn nên cố gắng giảm cân về số hợp lý nhất trước khi mang thai. Bằng việc giảm cân hợp lý, bạn sẽ cắt đứt nguy cơ béo phì gây ảnh hưởng xấu đến thai kì.

Nếu trở nên quá cân hoặc béo phì khi mang thai, bạn phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của bạn.

Chú ý đến cử động thai nhi

Bạn sẽ thường cảm thấy thai nhi động đậy trong tử cung từ tuần 16-20 của thai kì, hoặc có thể trễ hơn. Những cử động thai có thể là đạp, xoắn, rung động, cuộn tròn. Tần suất cử động thai sẽ gia tăng cho đến tuần thứ 32 của thai kì và sau đó thay đổi chút ít khi bạn đến gần ngày sanh.

Nếu bạn nhận thấy thai nhi kém cử động hơn bình thường, hoặc có bất kì sự thay đổi nào trong cử động thai, đó chính là những dấu hiệu đầu tiên chứng minh rằng bé cưng của bạn đang không khỏe. Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức để có những đánh giá chính xác nhất.

Để phân biệt lúc nào thai nhi cử động bất thường, bạn có thể đọc thêm trong bài Cảm nhận cử động của bé trong bụng mẹ.

Cẩn thận chế độ sinh hoạt và ăn uống

Bạn nên ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tham gia những hoạt động như đi bộ hoặc bơi lội. Nếu không muốn tham gia hoạt động, bạn có thể hỏi ý kiến chuyên gia về những bài tập thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho bà mẹ mang thai.

Tránh ăn những thực phẩm có hại, ví dụ như một vài loại cá và phô mai, cũng như bạn phải nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm những xét nghiệm như huyết áp và thử nghiệm nước tiểu để tầm soát bệnh tật và những biến chứng như tiền sản giật, từ đó đưa ra những phòng ngừa và chế độ theo dõi sát sao nhất.

Trên đây là những nội dung cơ bản của việc phòng tránh thai chết non và sẩy thai. Hello Bacsi xin chúc bạn được “mẹ tròn con vuông” và hãy đồng hành cùng Hello Bacsi trong những thông tin về gia đình và thai kì sắp tới nhé!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!