Thái độ sống tiêu cực làm tăng nguy cơ trầm cảm

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Cuộc sống hiện đại dễ đẩy bạn vào nguy cơ trầm cảm. Trầm cảm đang dần phổ biến trong xã hội. Bạn có chắc bạn không bị trầm cảm?

Bạn đang phải đối mặt với cảm giác xuống tinh thần, mệt mỏi về thể chất hoặc quá lo lắng. Cảm xúc tiêu cực luôn thường trực và dai dẳng trong bạn. Hãy tìm cách thoát khỏi tình trạng đó.

Trầm cảm là gì?

'Rối loạn trầm cảm' (hay 'Trầm cảm lâm sàng') là một loại rối loạn tâm thần. Ở từng người, nó có thể khác nhau ở mức độ nghiêm trọng và biểu hiện. Nhưng có những triệu chứng phổ biến đã được xác định.

Thái độ sống tiêu cực làm tăng nguy cơ trầm cảm

Áp lực cuộc sống là nguyên nhân của bệnh trầm cảm (Ảnh minh họa: Inernet)

Rối loạn trầm cảm có thể làm bạn mất định hướng, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và tình cảm. Nó có thể gây tổn hao năng lượng, khiến bạn nằm bẹp trên giường nhiều giờ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, gây rối loạn giấc ngủ và làm bạn có xu hướng sống khép mình. Những triệu chứng này rất khó giải quyết triệt để nếu bệnh không được chữa trị sớm, dù biết rằng bạn không lựa chọn nó, cũng không phải ngay lập tức mắc bệnh.

Nếu bị trầm cảm, bạn thường có xu hướng:

- Trải qua tâm trạng chán nản trong thời gian dài.

- Không còn hứng thú trong việc hưởng thụ cuộc sống, thậm chí các hoạt động yêu thích của bạn như đọc sách.

- Khó khăn trong giao tiếp với mọi người, ngay cả những người gần gũi nhất. Đôi khi người bị trầm cảm có thể mất khả năng cảm nhận tình yêu dành cho gia đình và bạn bè.

- Luôn lo lắng. Điều này có thể là vấn đề lớn. Nó còn nặng hơn cả tình trạng chán nản. Nó có thể làm tê liệt các hoạt động hàng ngày của bạn.

Thái độ sống tiêu cực làm tăng nguy cơ trầm cảm

Lo lắng thái quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày (Ảnh minh họa: Inernet)

- Thèm ăn. Những người với tâm trạng chán nản có xu hướng ăn nhiều hơn. Với họ, ăn là để ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực.

- Rối loạn giấc ngủ. Một số người ngủ nhiều hơn, số khác có xu hướng thức dậy từ rất sớm khi bị trầm cảm.

- Luôn nghĩ về quá khứ, thường có một cảm giác hối tiếc hay cảm giác tội lỗi.

- Học tập khó tiếp thu hoặc không thể tập trung.

- Hay cáu kỉnh.

- Hay quên, kể cả những điều mới xảy ra, đôi khi giống với triệu chứng mất trí nhớ.

- Tránh tập trung đông người.

- Có cảm giác sợ hãi hoặc tuyệt vọng về tương lai.

- Trầm cảm cũng có hại cho sức khỏe thể chất. Nếu bị trầm cảm, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim, hoặc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh trầm cảm sẽ trở nên phức tạp hơn nếu chúng ta hiểu sai về nó. Đôi khi ngay cả những người yêu và gần gũi nhất cũng không hiểu lý do tại sao bạn đang trở nên quá tệ như thế. Họ có thể tự hỏi tại sao bạn không muốn giao tiếp, không muốn nói chuyện cả với mọi người. Họ thậm chí có thể thất vọng về bạn. Là người chịu đựng nỗi đau nhưng vì không được đồng cảm, bạn cảm thấy cô đơn hơn, thậm chí có cảm giác tội lỗi với mọi người.

Nguyên nhân gây trầm cảm?

Thái độ sống tiêu cực làm tăng nguy cơ trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới (Ảnh minh họa: Inernet)

Gốc rễ của bệnh trầm cảm rất phức tạp. Nó là sự kết hợp của nhiều vấn đề trong cuộc sống, cùng với những điểm đặc biệt trong tính cách của một cá nhân (xu hướng quá cầu toàn). Chấn thương và những thay đổi trong cuộc sống cũng có thể là yếu tố góp phần vào việc hình thành bệnh (những vấn đề về hôn nhân). Sự mất mát trong cuộc đời cũng là nguyên nhân gây trầm cảm (mất đi người thân trong gia đình, người quan trọng nhất đối với bạn). Đôi khi yếu tố di truyền cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Trầm cảm phổ biến không?

Trầm cảm là một trong 3 chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở Anh. Bệnh được ước tính cứ 10 người thì có 1 người sống chung với bệnh trầm cảm hoặc lo âu. Cứ 5 người thì có 1 người chịu đựng nỗi đau trong cuộc đời, và khoảng 2/3 số người trưởng thành trải qua tâm trạng chán nản đủ để xáo trộn cuộc sống của họ. Phụ nữ bị trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới.

Kỳ sau: Suy nhược ở người trẻ: Vì đâu?
>> Kỳ 1: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm khi buồn chán
>> Kỳ 2:  Rối loạn lo âu: Hệ quả từ thái độ sống tiêu cực

 CHUYÊN ĐỀ: Người trẻ có đang hạnh phúc?  

 Khánh Hiền (Psychiatrycentre)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!