Thai giáo tháng thứ 1

Mang thai - 05/17/2024

Việc giáo dục thai nhi phải bắt đầu từ khi mẹ chưa mang bầu. Lúc này mẹ cần chuyển bị sẵn sàng tâm lý việc giáo dục thai nhi bằng cách đọc sách và học hỏi thêm từ những chị em có kinh nghiệm. Nếu chị em đã có bầu mà chưa chuẩn bị gì thì cũng không nên quá lo lắng và hoang mang, mẹ hãy chủ động điều chỉnh tâm lý sao cho tốt, để tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ nhất.

Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 1

Sau khi được thụ tinh khoảng 3 tuần thì bắt đầu hình thành ra phôi thai. Khi này phôi thai chỉ dài khoảng 5-10mm. Nhìn bên ngoài thì phôi thai được chia làm 2 phần gồm: phần đầu phôi thai rất to và dài. Phần đầu sẽ gắn liền với phần thân và có 1 cái đuôi khá dài. Lúc này, phôi thai sẽ có hình giống con nòng nọc. Phần não bộ, tủy sống và hệ thống thần kinh, tuần hoàn cơ bản được hình thành. Tim của bé đã bắt đầu được hình thành từ cuối tuần thứ 2 kể từ khi hình thành phôi thai và tim bắt đầu đập từ tuần thứ 3 trở đi.

Điều này làm cho máu lưu thông trên toàn thân của thai nhi và gan được hình thành từ giai đoạn này.

Cách giáo dục thai nhi tháng thứ 1 mẹ nên biết

Việc giáo dục thai nhi phải bắt đầu từ khi mẹ chưa mang bầu. Lúc này mẹ cần chuyển bị sẵn sàng tâm lý việc giáo dục thai nhi bằng cách đọc sách và học hỏi thêm từ những chị em có kinh nghiệm. Nếu chị em đã có bầu mà chưa chuẩn bị gì thì cũng không nên quá lo lắng và hoang mang, mẹ hãy chủ động điều chỉnh tâm lý sao cho tốt, để tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ nhất.

Mẹ cũng cần phải nắm vững các kiến thức sinh đẻ cho mình bằng việc nghe tư vấn từ các bác sĩ hoặc từ các chị em mang thai khác. Chồng cũng có thể học các kiến thức về mang thai, sinh đẻ và cách giáo dục thai nhi để có thể cùng vợ tiến hành giáo dục thai nhi dễ dàng nhất.

Phương pháp thai giáo trong tháng thứ 1 chủ yếu là điều tiết về tinh thần và chất dinh dưỡng cho cơ thể cụ thể như sau:

Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tích cực nhất:

Mang thai tháng thứ đầu sẽ làm thay đổi tâm trạng của mẹ bầu. Chị em sẽ cảm thấy cáu gắt và buồn bã nhiều hơn. Việc bạn lo lắng, buồn phiền trong lúc mang thai sẽ có khả năng sinh non, thiếu cân và tình trạng thai nghén xảy ra

Thai giáo tháng thứ 1

Khi mang thai tháng thứ 1, việc máu lưu chuyển còn chậm nên mẹ bầu không nên lao động quá mệt mỏi, cần nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ tránh làm tinh thần cảm thấy bất an.

Đi dạo:

Trong thời kỳ này bạn có thể cùng chồng đi dạo khoảng 10 phút mỗi ngày , hít thở không khí trong lành.  Điều này sẽ giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái nhất, có lợi cho phôi thai đang hình thành trong bụng của mẹ.

Ngoài ra, chồng nên phụ giúp để vợ nghỉ ngơi từ đó thai nhi mới phát triển được tốt nhất.

Mẹ bầu cũng nên dạo chơi để tinh thần thoải mái nhất cho mình, điều này có lợi cho phôi thai đang hình thành trong bụng của mẹ.

Nói chuyện bé 15’ mỗi ngày:

Hàng ngày 2 vợ chồng bạn nên đặt cho bé một cái tên và nói chuyện với bé hàng ngày, điều này sẽ giúp kết nối 2 vợ chồng hơn.

Kể, đọc truyện cho con:

Mẹ hãy cho con đọc những câu chuyện hay bằng giọng nhẹ nhàng và truyền cảm nhất cho bé nghe.

Thai giáo tháng thứ 1

Nhạc trữ tình cho mẹ:

Mẹ có thể bật một đĩa nhạc dân ca, trữ tình…mà mẹ yêu thích để cùng bé thưởng thức. Mẹ hãy lắng nghe và liên tưởng tới hình ảnh trong bài hát như cánh đồng lúa, dòng sông….

Khoảng thời gian này, hai vợ chồng có thể sắp xếp lịch, cùng bàn bạc kế hoạch để giáo dục thai nhi hàng ngày. Mẹ cũng nên chuẩn bị một quyển sổ để ghi nhật ký quá trình thai giáo của mình.

Về dinh dưỡng, thực đơn cho phụ nữ mang thai cần chú ý dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất gồm các protein và các chất béo, chất khoảng, các vitamin và nước cho cơ thể.

Thời gian này vợ chồng nên tính được ngày sinh nở của mình để có thể bố trí quá trình thai giáo cho hợp lý nhất.

Cách tính thời gian sinh nở:

  • Chị em nên lấy số tháng có kinh cuối cùng cộng với 9. Sau khi cộng 9, nếu kết quả vượt quá 13 thì lấy số tháng trừ đi cho 3. Phép tính này sẽ cho biết tháng sinh nở của chị em
  • Lấy số ngày tắt kinh cộng với 7 thì sẽ ra ngày phụ nữ sinh nở.

Việc tính ngày sinh nở dựa vào ngày kết thúc kinh của chị em chứ không dựa vào ngày rụng trứng. Ở mỗi nơi mỗi khác nên sẽ có những chị em bị lệch ngày.

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng cách khác để tính ngày sinh nở của người phụ nữ mang thai. Nhưng để chính xác hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể của vợ để xác định ngày rụng trứng và lấy ngày rụng trứng cộng thêm 266 ngày thì sẽ ra được ngày sinh.

Nếu ngày dừng kinh cuối cùng của vợ không rõ ràng hoặc sau khi chị em thấy bụng to mới tới bác sĩ khám thì rất khó xác định thời kỳ sinh nở của mình.

Ngoài ra, có thể tính ngày sinh nở chị em bằng phương pháp siêu âm, căn cứ vào kích thước của thai nhi.

Mẹ cũng nên ghi lại nhật ký thai giáo cho mình nhé!

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!