Thai giáo tháng thứ 4

Mang thai - 11/24/2024

Khi thai nhi được 4 tháng tuổi, bé đã hình thành được thị giác, bé chưa được mở mắt. Thời gian này bộ não của thai nhi đang trong khoảng thời gian phát triển. Nội dung thai giáo thời kỳ này sẽ chú ý huấn luyện thị giác, thính giác cũng như huấn luyện hành vi và ngôn ngữ của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

Vào tháng thứ 4, tay và đùi của bé đã bắt đầu hoạt động. Nội tạng của bé cũng đã phát triển hoàn thiện, nhịp tim của bé càng ngày càng khỏe, bộ máy tiêu hóa và tiết niệu cũng đã bắt đầu hoạt động.

Hệ thống trí nhớ trong bộ não bắt đầu được hình thành. Khuôn mặt bé cũng rõ ràng hơn, dây rốn đã phát triển và gắn chặt với mẹ nên chất dinh  dưỡng mà người mẹ cung cấp cho thai nhi ngày càng nhiều để thai nhi phát triển nhanh hơn.

Vào lúc này, thai nhi có thể vận động toàn thân gồm bàn tay, ngón chân cử động ngày càng mạnh hơn. Ngoài ra tay có thể chạm tới các bộ phận của cơ thế như dùng tay gãi đầu, gãi mặt…

Đôi khi thai nhi vẫn chưa phản ứng mạnh với những kích thích từ phía bên ngoài. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sự thay đổi tình cảm của mẹ dẫn tới thay đổi môi trường trong cơ thể mẹ ảnh hưởng tới thai nhi.

Khi mẹ nghe những bản nhạc mình yêu thích, vui tươi thai nhi sẽ cảm nhận được điều này bằng cách thể hiện sự thích thú của mình. Nếu mẹ nghe những bản nhạc mình không yêu thích, thai nhi sẽ ngừng cử động. Do vậy, sự vui buồn của mẹ sẽ ảnh hưởng gián tiếp với thai nhi.

Nội dung thai giáo tháng thứ 4

Khi thai nhi được 4 tháng tuổi, bé đã hình thành được thị giác, bé chưa được mở mắt. Thời gian này bộ não của thai nhi đang trong khoảng thời gian phát triển.

Nội dung thai giáo thời kỳ này sẽ chú ý huấn luyện thị giác, thính giác cũng như huấn luyện hành vi và ngôn ngữ của thai nhi.

Huấn luyện thị giác cho thai nhi bằng phương pháp chiếu sáng

Bắt đầu từ tháng thứ 4, thai nhi đã khá nhạy cảm với ánh sáng. Bố mẹ hãy huấn luyện thị giác cho bé theo thời gian quy định như dùng đèn pin chiếu vào bụng mẹ. Mỗi lần chiếu khoảng 5’, trước khi kết thúc có thể tắt và bật đèn pin liên tục để thai nhi có thời gian thích ứng tránh xảy ra kích thích không tốt cho thai nhi.

Tuyệt đối không dùng ánh sáng mạnh chiếu quá lâu. Mẹ có thể dùng ánh sáng nhiều màu, mỗi lần khoảng 1-2 phút.

Huấn luyện thính giác cho thai nhi bằng âm nhạc

Mẹ có thể dựa vào sở thích của mình để chọn nhạc phù hợp giúp giải tỏa căng thẳng cho mình. Với những bản nhạc êm dịu, lãng mãn sẽ giúp giải tỏa đi muộn phiền. Những bản nhạc vui nhộn, hài hước giúp mẹ cảm thấy hưng phấn hơn.

Cách giáo dục thai nhi bằng âm nhạc:

  • Chọn bài hát, thể loại mẹ yêu thích. Trước khi nghe nhạc nên nói với thai nhi, mẹ con mình cùng nghe nhé. Mẹ nên để âm lượng vừa phải và cách 1 khoảng so với đài. Mẹ nên ở tư thế nửa ngồi nửa nằm như nằm ở salon chẳng hạn. Không nên nằm nhiều tránh tử cung to dần, chèn ép tĩnh mạch, làm thai nhi thiếu oxy.
  • Mỗi ngày mẹ nên nghe nhạc 3 lần sáng – trưa- tối, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Nếu không đủ thời gian mẹ có thể nghe 2 lần sáng và tối.
  • Nghe nhạc mẹ nên liên tưởng và cảm nhận xung quanh, cách này giúp truyền cảm nhận cho thai nhi đấy.
  • Mỗi lần mẹ không nên nghe quá nhiều và không nghe những nhạc quá mạnh như rock, Ngoài ra disco, giao hưởng …không hề tốt cho phụ nữ mang thai vì các loại này thường có âm lượng lớn, làm thai nhi có thể giật mình, ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.

Thai giáo tháng thứ 4

Huấn luyện tính cách cho thai nhi

  • Thai giáo có mối quan hệ chặt tới sự hình thành cá tính thai nhi.Các nhân tố như tâm lý, môi trường, tình trạng sức khỏe…của người mẹ trong lúc mang thai ảnh hưởng lớn tới cá tính thai nhi sau này. Nếu thai nhi cảm nhận được không khí ấm áp, yêu thương thì thai nhi sau này sẽ biết yêu cuộc sống, hoạt bát, vui tươi…
  • Nếu vợ chồng bạn bất hòa, gia đình căng thẳng, lúc nào mẹ cũng cảm thấy phiền muộn Đây là cơ sở hình thành tính cách cô độc, tự ti, đa nghi…ảnh hưởng tới thai nhi sau này.

Huấn luyện hành vi và ngôn ngữ của thai nhi

Huấn luyện hành vi bằng vận động

Ngay tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu vận động như nắm tay,đạp chân, chuyển động cơ thể…Trong quá trình phát triển của thai nhi, các xương, cơ bắp cũng được luyện tập theo. Thai nhi lớn dần nhờ sự vận động.

Khi giáo dục cho thai nhi bằng phương pháp vận động, người mẹ đã giúp đỡ thai nhi huấn luyện và kích thích cho thai nhi vận động dựa vào sự phát triển của thai nhi. Điều này phải kích thích sự vận động thai nhi kịp thời để thúc đẩy sự phát triển thể chất và tâm hồn cho thai nhi.

Cách làm: khi mẹ nằm, toàn thân nên thả lỏng, dùng tay xoa lên bụng của mình, dùng ngón tay ấn nhẹ vào vị trí khá nhau và quan sát phản ứng của con Lúc đầu mẹ nên nhẹ nhàng, sau khi thai nhi thích nghi sẽ có những phản ứng tích cực. Mẹ nên vận động cho thai nhi mỗi lần khoảng 5 phút.

Huấn luyện ngôn ngữ bằng vuốt ve nói chuyện

Cha mẹ có thể thông qua các động tác, tiếng nói đối thoại với thai nhi nằm bên trong bụng mẹ là một trong những cách thai giáo cực hữu ích. Trong quá trình đối thoại, thai nhi có thể thông qua thính giác, xúc giác cảm nhận được tiếng nói thân thương của cha mẹ mình. Nó ảnh hưởng tốt tới sự phát triển sức khỏe và tinh thần của thai nhi.

Hàng ngày, ngoài lúc sinh hoạt như ăn, ngủ mẹ nên gọi tên con, nói với con việc mẹ đang làm. Vào buổi sáng mẹ bầu có thể xoa bụng và bảo chào con yêu…Khi ăn trưa, tối, trước khi đi ngủ mẹ nên có hành động và lời nói dành cho con. Người cha nên nói chuyện với thai nhi,những âm thanh của người cha ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bố mẹ đừng quên ghi nhật ký thai giáo về con yêu nhé! Chắc chắn đây sẽ là những khoảng khắc khó quên dành cho các cặp vợ chồng mới sinh con lần đầu đó.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!