Thai giáo tháng thứ 5

Mang thai - 05/17/2024

Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, các khí quan của bé về cơ bản đã hình thành. Thai nhi lúc này đã có những động tác phức tạp hơn. Do vậy, việc huấn luyện thính giác và khả năng vận động trong bào thai cho thai nhi là mục tiêu của thai giáo trong tháng thứ 5 này.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5

Khoảng thời gian tháng thứ 5, thai nhi đã phát triển rất nhanh, thân của bé đã dài khoảng 18-27 cm và bé nặng khoảng 250 – 300g. Thai nhi đã bắt đầu mọc được tóc, lông mày, móng tay và da bắt đầu có màu hồng, xúc giác của da tương đối mẫn cảm. Ngoài ra, các bộ phận trong cơ thể của bé dần dần được hoàn thiện, não vẫn chưa xuất hiện nếp nhăn, não giữa đã phát triển vì vậy thai nhi có thể vận động ở bên trong bài thai và có những phản xạ phức tạp.

Đây sẽ là lúc mẹ cảm nhận rõ sự vận động của thai nhi, có thể nghe thấy nhịp tim đập của thai nhi.

Trong giai đoạn này, thai nhi đã có những cử động nhẹ, hai tay có thể nắm trước mặt, tay xoa mặt hay ngậm ngón tay vào miệng, há miệng ra…sau đó sẽ chuyển thành sự vận động tự nhiên.

Chân của thai nhi có thể đạp vào thành tử cung và thay đổi các tư thế ở trong túi nước ối của mẹ. Do sự vận động của thai nhi trong khu thần kinh nên mối liên hệ của người mẹ và thai nhi sẽ ngày càng phức tạp. Những kích thích người mẹ phải chịu như stress trong công việc, cuộc sống sẽ ảnh hưởng lớn tới vận động của thai nhi.

Nội dung thai giáo trong tháng thứ 5

Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, các khí quan của bé về cơ bản đã hình thành. Thai nhi lúc này đã có những động tác phức tạp hơn. Do vậy, việc huấn luyện thính giác và khả năng vận động trong bào thai cho thai nhi là mục tiêu của thai giáo trong tháng thứ 5 này.

Cách huấn luyện thính giác

Thai giáo âm nhạc

Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ có thể tiến hành thai giaó âm nhạc cho bé một cách có kế hoạch nhất, mỗi ngày nên dành khoảng 1-2 lần, mỗi lần tầm 15-20 phút.  Mẹ nên chọn thời gian lúc thai nhi tức tỉnh – khoảng thời gian thai nhi cử động hoặc cố định một thời gian trước khi mẹ đi ngủ.

Ngoài việc cho thai nhi nghe nhạc, mẹ nên hát bài trẻ con cho thai nhi nghe nữa. Cách làm: mẹ nên chọn những bài hát trữ tình, trẻ con, dân ca. Khi hát mẹ nên thể hiện tình cảm thật trìu mến cho con,các bài hát nhẹ nhàng, khoan thai, vừa hát vừa tưởng tượng thai nhi đang lắng nghe mẹ hát và cảm nhận tình yêu người mẹ dành cho con.

Khi dùng phương pháp này mẹ và thai nhi cùng thưởng thức âm nhạc, thúc đẩy sự phát triển của trẻ và tăng cường mối liên hệ mẹ và bé. Đây chính là phương pháp được nhiều chị em sử dụng trong quá trình giáo dục thai nhi hiện nay.

Thai giáo ngôn ngữ đối thoại

Để có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi cùng sự phát triển thính lực cho thai nhi, mẹ nên tiến hành giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ như mẹ có thể nói chuyện hay kể chuyện cho con nghe hay mở băng với những câu chuyện thật hóm hỉnh, vui với lời văn sinh động, truyền cảm..giúp bé có thể cảm nhận được.

Khi mở băng cho bé nghe mẹ không nên để đài gần bụng. Với những loại băng có chất lượng kém, nội dung không hay, có tạp âm sẽ tổn hại tới thính lực của thai nhi. Do vậy, mẹ cần chú ý tới điều này.

Mẹ cũng nên lắng nghe, theo dõi tình tiết của câu chuyện để kích thích thai nhi bằng cả âm thanh và tâm hồn của mẹ.


Huấn luyện năng lực vận động

Việc huấn luyện vận động thích hợp với thai nhi, có thể kích thích tính tích cực vận động của thai nhi và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi sau này.Việc huấn luyện này nên được tiến hành bằng những cách sau:

Vận động bằng tiếp xúc

Vào 2 lần sáng và tối, mẹ nên dành khoảng 5-10 phút tiếp xúc với thai nhi. Phương pháp: mẹ nên nằm ngửa, toàn thân thả lỏng, hai tay nâng thai nhi từ trên xuống phía dưới, từ trái sang phải sau đó vuốt ve, xoa đẩy khoảng 10 lần. Mẹ hãy dùng ngón tay trỏ và ngón giữa xoa nhẹ lên thai nhi. Nếu mẹ thấy thai nhi động thì vỗ nhẹ nhàng vào đó, xem phản ứng của thai nhi thế nào.

Thai giáo tháng thứ 5

Nếu thai nhi không thích xoa đẩy, nếu vô có phản ứng giẫy hoặc đạp thì mẹ nên dừng xoa ngay lập tức. Đặc biệt, với chị em mang thai có tử cung co thắt sớm thì không nên sử dụng cách này vì có thể ảnh hưởng lớn tới thai nhi.

Cách ấn vỗ thai nhi

 Tháng thứ 5, mẹ có thể sờ thấy chân tay của thai nhi. Sau khi ấn vào chân tay của thai nhi, mẹ sẽ thấy thai nhi co chân hoặc tay lại, mẹ có thể vỗ nhẹ để chơi đùa với con và kích thích mọi hoạt động của thai nhi.

Việc huấn luyện bằng ấn vỗ có thể làm thai nhi xây dựng điều kiện phản xạ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, đây là phương pháp hiệu quả cho thai giáo. Khi thai nhi cảm thấy bất an, huých đầu gối thì mẹ nên ngừng huấn luyện trẻ vì có thể xảy ra điều ngoài ý muốn.

Huấn luyện trò chơi cho thai nhi

Khi thai nhi được 5 tháng, mẹ cảm nhận rõ sự vận động của thai nhi, tạo tiền đề cho phương pháp giáo dục thai nhi bằng trò chơi. Cách làm: khi thai nhi đạp nhẹ vào thành bụng mẹ, mẹ nên vỗ nhẹ vào thai nhi đạp, đợi cho tới thai nhi đạp lần 2 thì mẹ tiếp tục vỗ nhẹ vào chỗ đó.

Cứ như vậy, thai nhi đạp và mẹ lại vỗ.Ban đầu, thai nhi sẽ không có phản ứng trước và không đạp vào thành bụng, nhưng sau vài lần thai nhi quen dần và cảm nhận sự đáp lại từ phía mẹ, thai nhi sẽ có phản ứng lại.

Khi thai nhi đã quen, mẹ nên chủ động nhằm lúc thai nhi tỉnh và vỗ nhẹ vào bụng, thai nhi sẽ cảm thấy mẹ đang đùa vui với mình, đạp chân vào thành bụng khi mẹ vỗ. Mẹ có thể vỗ nhẹ sang chỗ khác và thai nhi sẽ đạp chân vào chỗ mẹ đang vỗ. Theo thời gian, mẹ và thai nhi có thể chơi trò chơi với nhau. Mẹ nên làm khoảng 5 phút mỗi ngày tránh làm quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi do mệt trong lúc chơi.

Huấn luyện về ký ức cho trẻ

Thai nhi có khả năng nhớ lâu dài trong ký ức của mình và đến sau sinh nó vẫn ảnh hưởng lớn đối với năng lực, cá tính của thai nhi. Do thai nhi nằm trong bụng mẹ, hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ làm cho thai nhi không ngừng tiếp thu, điều chỉnh những tin tức thần kinh cơ thể mẹ. Trong thời gian mang thai, mẹ nên điều tiết 7 trạng thái như vui, buồn , giận, thương, lo, mong, sợ  sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tài năng của thai sau này.

Đối với tiềm năng của thai nhi, mẹ cần huấn luyện kịp thời và hợp lý để đại não của bé có thể phát triển được toàn diện nhất. Mẹ nên nhớ trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên có trạng thái vui, buồn…sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thai nhi và sau này bé ra đời cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì thế, mẹ bầu nên vui tươi, tránh những buồn, giận để ảnh hưởng tới thai nhi nhé!

Bố mẹ đừng quên ghi nhật ký thai giáo cho con yêu nha!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!