Thai giáo tháng thứ 6

Mang thai - 05/17/2024

Khi thai nhi được 6 tháng tuổi, thính giác và bộ não của bé cũng đã hoàn thiện hơn. Do vậy, tháng thứ 6 mẹ hãy thúc đẩy sự phát triển trí lực cho thai nhi. Ngoài ra, cha mẹ cần phải giúp thai giáo vận động và dạy ngôn ngữ cho thai nhi. Để có thể dạy cho thai giáo được tốt, bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần thật tốt cho mình.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Thai nhi tháng thứ 6, chiều dài khoảng 28-34 cm, bé nặng khoảng 600-800g, khung xương của bé đã bắt đầu hoàn thiện. Lông và tóc của bé ngày càng nhiều, lớp mỡ dưới da bé lúc này còn ít, nếp nhăn ở dưới da bé có rất nhiều, toàn thân thai nhi được bao bọc bởi một lớp màng và nước lượng ối lên khoảng 350ml.

Chức năng của thận và tim bắt đầu phát huy tác dụng của mình và có thể bài tiết các chất. Trung khu thần kinh bắt đầu có thể tiếp nhận thông tin từ các đầu mút dây thần kinh. Bộ nhớ của não bé ngày càng phát triển, bé đã nhớ được tiếng nói của mẹ và ghi nhớ được trong não của mình.

Các ngón tay của bé đều cử động được, đôi khi chạm vào dây rốn, tay và chân bé có thể đưa lên miệng để mút. Bàn chân của thai nhi cử động, miệng của bé đã mở rộng ra như đang ngáp ngủ. Vị trí của thai nhi sẽ thường xuyên thay đổi và dùng chân đạp vào bụng của mẹ.

Thai nhi lúc này đã cảm nhận rõ ràng sự thay đổi tâm lý của mẹ, các khứu giác bé đã hình thành và hoàn thiện, các thị giác có thể phản ánh vào não giữa và các trung khu thần kinh có thể điều khiển cũng như khống chế toàn thân.

Nội dung thai giáo vào tháng thứ 6

Khi thai nhi được 6 tháng tuổi, thính giác và bộ não của bé cũng đã hoàn thiện hơn. Do vậy, tháng thứ 6 mẹ hãy thúc đẩy sự phát triển trí lực cho thai nhi. Ngoài ra, cha mẹ cần phải giúp thai giáo vận động và dạy ngôn ngữ cho thai nhi. Để có thể dạy cho thai giáo được tốt, bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần thật tốt cho mình.

Thai giáo vận động

Khi mẹ bầu mang thai được khoảng 23-24 tuần, mẹ có thể xác định được vị trí đầu, cơ thể và lưng của bé.Mẹ cũng có thể nằm trên giường, yên tĩnh và thả lỏng phần bụng, vỗ nhẹ vào bụng của mình để cho thai nhi có thể cử động được.

Thời gian mẹ có thể lựa chọn cho thai nhi vận động nên cố định vào 1 thời gian như 8h tối để cho bé có thói quen. Động tác vỗ bụng mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, mỗi lần tầm 5-10 phút, nên lặp đi lặp lại nhưng tuyệt đối không nên vỗ quá nhanh để ảnh hưởng tới thai nhi.

Thai giáo tháng thứ 6

Mẹ bầu cũng có thể dùng hai tay từ các hướng khác nhau xoa đẩy thai nhi, tay phải và tay trái thay nhau nhẹ ấn xuống bụng và bỏ tay ra. Dùng hai lòng bàn tay áp chặt lấy phần thành bụng, xoay nhẹ sang trái và sang phải. Khi đó thai nhi sẽ đạp chân, vươn vai…Mẹ hãy cố gắng kiên trì một thời gian, thai nhi sẽ quen dần phản xạ có điều kiện này. Chỉ cần mẹ đặt nhẹ tay lên thành bụng thai nhi sẽ tự vận động để khỏe mạnh và hoạt bát sau này.

Khi vỗ tay vào bụng của mình mẹ nên dùng tay giúp thai nhi vận động để thai nhi mỏi chân, mẹ nên vuốt ve, an ủi và nói chuyện với thai nhi bên ngoài. Nếu mẹ kết hợp phương pháp giáo dục thai nhi bằng hội thoại hoặc giáo dục thai nhi bằng âm nhạc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc huấn luyện thai nhi lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể làm cho thai nhi có những phản xạ điều kiện hữu hiệu và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp cho thai nhi sau này.

Khi thai nhi mệt mỏi thì mẹ cần dừng động tác kích thích, vuốt ve để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra. Mẹ không nên giáo dục thai nhi vào thời kỳ đầu mang thai hoặc sắp sinh. Đặc biệt,đối với chị em có tiền sử sảy thai hay đẻ non thì không nên tiến hành giáo dục thai nhi bằng cách vận động này.

Thai giáo ngôn ngữ

Vào tháng thứ 6, mẹ nên tiến hành giáo dục cho thai nhi bằng các ngôn ngữ. Ngoài việc kể chuyện cho bé nghe hoặc cho thai nhi nghe những câu chuyện của trẻ con, nếu mẹ có điều kiện có thể nghe các tiếng nước ngoài để thai nhi tiếp xúc và làm quen với nhiều loại ngôn ngữ hơn.

Thai giáo đối thoại

Khi mẹ mang thai tháng thứ 5 vào tuần thứ 20, lúc này thính giác của thai nhi đã được hoàn thiện và hình thành. Bé không chỉ nghe được tiếng nói của mẹ mà bé còn cảm nhận được nhịp đập trong lồng ngực của mẹ. Lời nói của người mẹ sẽ tạo ra kích thích tốt cho thai nhi, và giọng trầm ấm của bố sẽ truyền qua tử cung rất dễ dàng, tạo kích thích tốt cho thai nhi. Do vậy, hai vợ chồng nên cùng xem cách giáo dục thai nhi bằng việc đối thoại mới đạt hiệu quả cao.

Khi đối thoại, bố mẹ cần coi thai nhi là một đứa trẻ, phải thường xuyên nói chuyện với con. Mẹ có thể miêu tả cho bé nghe cuộc sống hàng ngày trong gia đình cho bé nghe như bố mẹ hôm nay đi chơi ở đâu, ăn gì…

Tối mẹ có thể cùng bố đi dạo, kể con nghe xung quanh như cỏ cây hoa lá, không khí xung quanh…giúp bé cảm nhận được mọi thứ dần chút một.

Nội dung đối thoại có thể xoay quanh:

  • Kể chuyện, đọc thơ hay hát cho bé nghe
  • Dạy con học chữ, làm toán hay vẽ hình
  • Dạy con học tiếng hay chữ viết
  • Bố mẹ nói chuyện với con xuất phát từ đáy lòng của mình

Bố mẹ cần biết nội thoại đối thoại nói với con không quá phức tạp, nói đi nói lại một câu trong thời gian ngắn làm não bộ thai nhi sẽ có sự ghi nhớ đặc biệt.

Bố mẹ hãy gọi tên con để con có sự thân thiết và gắn kết nhất. Tiến hành giáo dục thai nhi bằng đối thoại không chỉ có lợi cho sự phát triển bộ não của thai nhi mà giúp thai nhi cảm nhận tình yêu thương của bố mẹ. Điều này vô cùng có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ.

Thai giáo bằng âm nhạc

Những tiếng động ở bên ngoài đặc biệt các tiếng động mạnh, to và đột ngột sẽ làm tăng nhịp tim của thai nhi lên. Trong quá trình phát triển não thai nhi, cần có sự kích thích bằng những bản nhạc để làm phát triển các tế bào thần kinh.

Sau này, mẹ có thể cho thai nhi tự nghe nhạc như dùng đài để mở nhạc và đài nên đặt cách bụng mẹ khoảng 2-5cm. Thỉnh thoảng mẹ nên đổi hướng đài để âm thanh có thể truyền qua bụng tới thai nhi.

Vào mỗi ngày mẹ nên mở nhạc 1 lần theo thời gian quy định, lúc đầu nên mở khoảng 2 phút, sau đó có thể kéo dài hơn khoảng 5-10 phút nhưng không nên cho thai nhi nghe quá dài.

Âm lượng nhạc nên vừa phải, không nên mở quá to hoặc quá nhỏ. Mẹ cần thả lỏng cơ thể và tập trung cao độ để lắng nghe nhạc.

Âm nhạc cho thai nhi nghe cần phải trong sáng. Vào buổi sáng sớm, mẹ nên cho bé các bản nhạc vui nhộn và buổi tối nên nghe bản nhạc không lời, nhạc êm và du dương giúp bé dễ ngủ hơn.

Khi cho thai nhi nghe nhạc, mẹ nên tập trung tinh thần, không nên mất tập trung hay nghĩ ngợi lung tung. Bởi như vậy sẽ không đạt được hiệu quả của phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.

Bố mẹ không nên quên ghi nhật ký thai giáo cho con bố mẹ nha!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!