Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Tháng thứ 7, thai nhi dài khoảng 35-38 cm và nặng khoảng 1kg. Lớp mỡ dưới da thai nhi đã hình thành, có nếp nhăn tương tự giống da người già.
Các bộ phận cơ thể của bé đã hoàn thiện tuy nhiên chưa phát huy hết tác dụng. Đầu mút dây thần kinh các bộ phận như tai, mắt cũng đã phát triển. Nếp nhăn của bộ não đang tăng dần và mí mắt của bé đã được hình thành.
Nếu thai nhi là con trai thì bộ phận sinh dục vẫn chưa được hình thành rõ ràng trong giai đoạn này còn nếu là con gái bộ phận sinh dục đã hình thành rõ ràng hơn nhiều.
Đến tháng thứ 7, thai nhi đã phân biệt được các âm thanh tác động từ phía bên ngoài. Nếu bạn cho thai nhi nghe nhạc, tim thai bé sẽ đập nhanh và cơ thể bắt đầu vận động. Trong giai đoạn này, vị giác của thai nhi đã phát triển, có thể phân biệt được vị ngọt mặn khi mẹ nạp thức ăn vào bên trong cơ thể.
Thai nhi cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng bên ngoài bằng bộ não của mình. Như vậy trong quá trình mang thai nếu sinh hoạt của mẹ bị đảo lộn sẽ làm loạn đồng hồ sinh trong trong cơ thể của thai nhi và sau khi sinh thai nhi sẽ có trạng thái tâm lý bất ổn.
Nội dung thai giáo trong tháng thứ 7
Thai giáo đối thoại
Việc đối thoại hàng ngày với thai nhi mẹ cần làm thường xuyên, mẹ có thể dạy thai nhi học chữ, kể chuyện cho thai nhi nghe… Thông qua các mẩu truyện tranh có thể nâng cao trí tưởng tượng cho mẹ đây sẽ là quá trình thúc đẩy trí não cho thai nhi phát triển tốt nhất, giúp bé sinh ra sau này phát triển thông minh.
Khi kể chuyện cho con nghe mẹ nên cần có sắc thái tình cảm để có thể truyền đạt thông tin cho thai giáo tốt nhất. Nội dung câu chuyện cần ngắn gọn, nhẹ nhàng, vui vẻ và thật dí dỏm chứ không nên kể các câu chuyện ma rùng rợn và thương cảm.
Thai giáo bằng âm nhạc
Khi thai nhi được 7 tháng tuổi, dây thần kinh cảm nhận âm thanh của thai nhi đã được hoàn thiện dần do thai nhi đã lớn dần, bụng mẹ cũng to dần lên, truyền được âm thanh cho thai nhi. Do vậy trước khi sinh ra thai nhi có thể nghe thấy tiếng của người mẹ, có thể ghi nhớ cường độ của âm thanh lúc này. Trong khoảng thời gian này mẹ có thể tiến hành giáo dục thai nhi bằng các dụng cụ âm thanh khác nhau.
Ví dụ như mẹ có thể đặt tai nghe áp sát bụng dưới của mẹ, gần với phần đầu của thai nhi để cả bố mẹ và thai nhi có thể nghe được. Mỗi ngày khoảng 1-2 lần và thời gian không nên quá dài khoảng 10 phút một lần.
Cường độ âm thanh của thiết bị truyền âm sẽ kích thích thai nhi có những phản ứng tích cực, điều này thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý khi sử dụng thiết bị truyền âm giáo dục thai nhi:
- Loại bỏ tạp âm của âm thanh và giữa các thiết bị truyền âm – bụng mẹ luôn có khoảng cách nhất định.
- Mẹ nên nhờ chuyên gia chọn băng âm thanh để đảm bảo chất lượng.
- Không nên nghe trong thời gian lâu.
- Cho thai nhi nghe nhạc lúc bé tỉnh giấc hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức thai nhi dậy
Thai giáo vận động
Trong điều kiện bình thường, những bé có cường độ vận động mạnh khi ở trong bụng mẹ sau khoảng 6 tháng sau khi sinh thường sẽ phát triển nhanh hơn so với những bé vận động ít khi còn bào thai. Vì thế, việc huấn luyện vận động cho thai nhi trong quá trình mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hoạt động của thai nhi rất phong phú như chớp mắt, cử động các ngón tay và sờ tay lên đầu, chuyển mình….lúc này mẹ không chỉ vuốt ve, gây áp lực giúp thai nhi vận động mà còn thường xuyên có sự giao thoa tình cảm trao đổi thông tin với thai nhi.
Ngoài ra sự vận động và tâm lý của thai nhi có mối quan hệ chặt với nhau. Sự phát triển của vận động gián tiếp sẽ giúp thai nhi vận động cùng thúc đẩy sự phát triển não của thai nhi tốt nhất.
Mẹ nên tiến hành vận động cho thai nhi nên chọn lúc tinh thần thoải mái, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Mỗi lần vận động cho thai nhi không nên quá dài chỉ tầm 5-10 phút. Bố cũng có thể dùng tay xoa nhẹ lên bụng vợ để Tập vận động cho thai nhi và nói chuyện với thai nhi. Việc này giúp hình thành tình cảm giữa con và bố mẹ lên rất nhiều.
Huần luyện ký ức và trò chơi cho thai nhi
Trong tháng thứ 7, mẹ có thể tiếp tục giáo dục thai nhi bằng các trò chơi. Việc giáo dục thai nhi bằng trò chơi cần phải được tiến hành kết hợp với giáo dục thai nhi bằng cách vừa tập và vận động cho thai nhi. Mỗi động tác vận động có thể cho thai nhi những kích thích khác nhau.
Mẹ có thể chơi trò chơi đá bụng với con: khi thai nhi đá bụng, mẹ có thể vỗ nhẹ vào chỗ bị đá và dừng lại. Nếu mẹ thay đổi chỗ vỗ, thai nhi cũng sẽ đá vào chỗ mẹ vừa thay đổi đó, vị trí mẹ vỗ không nên cách xa nhau quá.
Mỗi ngày mẹ chỉ nên chơi với con khoảng 2-3 lần và mỗi lần tầm 2 phút. Mẹ đừng quên ghi lại nhật ký thai giáo cho con yêu nhé!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!