Theo dõi huyết áp có thể dễ dàng như chụp ảnh tự sướng

Sống khỏe mạnh - 04/19/2024

Ước tính cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị tăng huyết áp. Mức huyết áp thường được theo dõi bằng cách sử dụng các thiết bị đo huyết áp thủ công hoặc tự động.

Nhưng những thiết bị này thường không dễ sử dụng và có sai số. Giờ đây, người bệnh đã có thể tự theo dõi mức huyết áp của mình một cách dễ dàng chẳng khác gì như chụp một bức ảnh tự sướng. Đây là kết quả nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Hạn chế của các thiết bị truyền thống

Đo huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và đo tâm trương từ 90mmHg trở lên (140/90 mmHg) được coi là tăng huyết áp. Huyết áp thường được đánh giá bằng máy đo thủ công hoặc tự động. Tuy nhiên, các phép đo này có thể bị ảnh hưởng bởi 'hội chứng áo trắng' - nỗi sợ hãi hoặc lo lắng của bệnh nhân trong phòng khám của bác sĩ khiến huyết áp của họ đo trên mức bình thường.

Để tránh hiệu ứng áo trắng, các phép đo tự động tại nhà được thực hiện bởi bệnh nhân có thể được yêu cầu, nhưng máy đo tự động dựa trên dao động có sẵn cung cấp mức độ chính xác thấp. Tìm kiếm một cách dễ dàng để theo dõi huyết áp là rất quan trọng vì gần một nửa số người Mỹ trưởng thành bị huyết áp cao và nhiều người thậm chí không biết họ mắc bệnh này, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

“Tăng huyết áp là tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Để quản lý và phòng ngừa bệnh, theo dõi thường xuyên huyết áp của một người là điều cần thiết”, tác giả chính của nghiên cứu GS.TS. Kang Đại học Toronto ở Canada cho biết.

Các thiết bị đo huyết áp dựa trên Cuff (băng quấn, dải quấn), mặc dù có độ chính xác cao nhưng rất bất tiện và không thoải mái. Người dùng có xu hướng không tuân theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và đề xuất của các nhà sản xuất thiết bị để thực hiện nhiều phép đo mỗi lần.

Theo dõi huyết áp có thể dễ dàng như chụp ảnh tự sướng

Chụp màn hình quét khuôn mặt từ ứng dụng.

Hình ảnh quang học xuyên da và sự ra đời của ứng dụng mới

Hình ảnh quang học xuyên da đo huyết áp bằng cách phát hiện sự thay đổi lưu lượng máu trên khuôn mặt được chụp bằng điện thoại thông minh. Ánh sáng xung quanh xuyên qua lớp ngoài của da cho phép các cảm biến quang kỹ thuật số trong điện thoại thông minh có thể hình dung và trích xuất các mẫu lưu lượng máu, mà các mô hình hình ảnh quang học xuyên da có thể sử dụng để dự đoán huyết áp.

Sau mỗi lần quét mặt 30 giây, ứng dụng hiển thị kết quả về chỉ số căng thẳng của người dùng, khối lượng cơ thể, huyết áp, tải trọng tim, nguy cơ đột quỵ và tim, sau đó cho điểm tổng thể về sức khỏe.

TS. Lee và các đồng nghiệp đã tiến hành đo lưu lượng máu của 1.328 người Canada và Trung Quốc bằng cách quay video 2 phút bằng iPhone được trang bị phần mềm chụp ảnh quang học qua da.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh các phép đo huyết áp tâm thu, tâm trương và nhịp tim được ghi lại từ video trên điện thoại thông minh với chỉ số huyết áp bằng thiết bị đo huyết áp liên tục dựa trên vòng bít truyền thống.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu họ thu thập được để tạo thuật toán có thể xác định chính xác huyết áp và mạch từ các mẫu lưu lượng máu trên khuôn mặt. Họ phát hiện ra rằng trung bình, hình ảnh quang học qua da dự đoán huyết áp tâm thu với độ chính xác gần 95% và huyết áp tâm trương với độ chính xác gần 96%. Độ chính xác cao của công nghệ nằm trong các tiêu chuẩn quốc tế cho các thiết bị được sử dụng để đo huyết áp.

Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là họ đã tiến hành chụp quay video khuôn mặt trong một môi trường được kiểm soát tốt với ánh sáng cố định, vì vậy không rõ liệu công nghệ này có thể đo chính xác huyết áp trong môi trường ít kiểm soát hơn như tại gia đình có nguồn sáng kém. Ngoài ra, trong khi những người tham gia nghiên cứu có nhiều tông màu da khác nhau, mẫu lại thiếu các đối tượng có tông màu da tối hoặc sẫm. Lee và các đồng nghiệp cũng đang xem xét giảm thời lượng video cần thiết từ 2 phút xuống còn 30 giây, để làm cho công nghệ thân thiện hơn với người dùng.

Những người trong nghiên cứu đều có huyết áp bình thường. “Nếu các nghiên cứu trong tương lai xác nhận kết quả của chúng tôi và cho thấy phương pháp này có thể được sử dụng để đo áp lực máu cao hoặc thấp, chúng tôi sẽ có tùy chọn phương pháp không tiếp xúc và không xâm lấn để theo dõi áp lực máu một cách thuận tiện có thể bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mục đích quản lý sức khỏe”, TS. Lee cho biết.

Mặc dù còn phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để có thể xác nhận kết quả này. Nhưng người bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới việc theo dõi huyết áp sẽ trở nên thú vị như chụp một bức ảnh tự sướng.

(Nguồn: https://bit.ly/2yGSkKX)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!