Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: Kém khả năng tập trung chú ý, khó kiểm soát hành vi, hoạt động quá mức, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ tương tác với xã hội.
Để chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý, ThS. Chu Văn Điểu - Từng làm việc tại Bệnh viện cho biết:
'Có hai tiêu chí chẩn đoán bệnh bao gồm:
1- Tiêu chuẩn về giảm chú ý: Phải có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý, tồn tại tối thiểu là 6 tháng.
- Không thể tập trung chú ý vào các chi tiết hoặc phạm những lỗi lầm bất cẩn trong học tập, làm việc hay các hoạt động khác.
- Khó khăn duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
- Không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
- Không tuân theo hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà.
- Khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
- Né tránh, không thích các công việc đòi hỏi sự cố gắng trong thời gian dài.
- Hay để mất dụng cụ học tập hay đồ chơi, sách vở.
- Dễ bị phân tán bởi các tác động từ bên ngoài.
- Hay quên các công việc hàng ngày.
2- Tiêu chuẩn về tăng động: Có ít nhất 6 triệu chứng tăng động và bồng bột, tồn tại tối thiểu là 6 tháng.
- Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
- Hay rời bỏ chỗ ngồi khi đòi hỏi phải ngồi yên.
- Chạy nhảy leo trèo quá mức.
- Khó tham gia các trò chơi giải trí đòi hỏi các hoạt động nhẹ nhàng.
- Luôn di chuyển hoặc hành động như đang lái ô tô.
- Thường nói quá nhiều.
- Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
- Khó chờ đợi đến lượt mình.
- Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!