Nguyên nhân thường gặp nhất gây đục thủy tinh thể là do lão hóa, ngoài ra còn do chấn thương, bẩm sinh và thứ phát sau bệnh lý và dùng thuốc.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Về biện pháp phẫu thuật thủy tinh thể, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết:
'Phẫu thuật lấy thủy tinh thể là biện pháp đem lại ánh sáng cho người bị đục thủy tinh thể. Mổ lấy thủy tinh thể đục có mục đích là phục hồi chức năng thị giác cho bệnh nhân (tức sau mổ mắt phải sáng hơn trước mổ, nhìn dễ chịu hơn trước mổ).
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất, an toàn nhất. 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật không chỉ tùy thuộc trình độ tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị hiện đại, vật liệu đắt tiền mà còn tùy thuộc tình trạng mắt của bệnh nhân.
Nếu mổ tốt nhưng tình trạng võng mạc và thị thần kinh của bệnh nhân không tốt thì khả năng tiếp nhận và dẫn truyền ánh sáng sau mổ không tốt, do đó khó thể đạt thị lực 10/10 sau mổ.
Sau mổ thủy tinh thể người bệnh nên đi khám và kiểm tra mắt định kỳ để được theo dõi cụ thể sẽ phát hiện sớm những bất thường từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể và kịp thời'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!