Phương pháp thực dưỡng Ohsawa đối với người dân Việt Nam mà nói còn quá xa lạ. Đây là một phương pháp chữa bệnh bắt đầu từ việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh chỉ với gạo lứt và muối mè. Vì nó có tác dụng chữa bệnh vô cùng hữu hiệu nên nhiều người đã thắc mắc rằng liệu phương pháp này có thể điều trị bệnh HIV được hay không - một căn bệnh thế kỉ đến cả y học hiện đại cũng phải bó tay? Bài viết dưới đây của Lily & WeCaresẽ giúp bạn làm rõ thực hư điều trị HIV bằng phương pháp thực dưỡng Ohsawa gạo lứt muối mè.
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa là gì?
Phương pháp thực dưỡng Ohsawaxuất phát từ Nhật Bản và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới nói rằng phương pháp này đã hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương rất tốt. Từ đó phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là phương pháp phòng và hỗ trợ hỗ trợ điều trị các bệnh an toàn, hiệu quả.
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa nói đơn giản là một phương pháp ăn chay chỉ với gạo lứt và muối mè. Bởi trong xã hội hiện đại, hầu như tất cả chúng ta đều nạp vào cơ thể quá nhiều những loại thức ăn khác nhau mà chẳng hiểu gì về chúng. Chính vì thể mà ngày càng xuất hiện nhiều căn bênh lạ và khó trị hơn khiến cho tuổi thọ con người giảm đi đáng kể.
Tác dụng của phương pháp thực dưỡng Ohsawa
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa không chỉ giúp bạn có cuộc sống vui khoẻ mà còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh, kể cả các bệnh về tâm lý. Thực phầm chính của phương pháp thực dưỡng Ohsawa là các loại ngủ cốc và rau củ tự nhiên mà chủ yếu là gạo lứt và muối mè.
Theo các nghiên cứu khoa học thì thành phần của gạo lứt bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, cùng các vitamin nhóm B (như B1, B2, B3, B6) và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri... Còn trong muối mè có chứa: viatamin H, E, K, tiền vitamin A, phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Trong đó, chất xelen có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, chất glutathion giúp tránh cho cơ thể nhiễm phải bụi phóng xạ, chất acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da và ngăn cản việc hình thành các khối u ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn uống mỗi ngày chỉ với gạo lứt và muối mè sẽ có tác dụng rất tốt cho người bệnh.
Thực hư việc điều trị HIV bằng phương pháp thực dưỡng Ohsawa
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích của phương pháp thực dưỡng Ohsawa của người Nhật. Tuy nhiên nó không phải là một “vị thuốc thần” có thể chữa bách bệnh giống như lời đồn. Thực chất đây là một chế độ ăn kiêng rất hà khắc dành cho các bệnh nhân. Với một chế độ ăn uống chủ yếu là gạo lứt và muối mè sẽ không đủ để cung cấp năng lượng cho người bệnh.
Thực tế cho thấy những người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch kém hơn người bình thường rất nhiều. Thậm chí họ có thể chết vì các căn bệnh tiêu chảy, cảm cúm thông thường. Vì vậy những người bị nhiễm HIV thường được các bác sĩ khuyên nên có một chế độ ăn uống phong phú khoa học, để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật.
Do vậy, những người bị nhiễm HIV không nên hoàn toàn thực hiện theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa này. Nếu muốn, bạn chỉ nên bổ sung gạo lứt muối mè vào thực đơn dinh dưỡng của mình 1-2 lần/tuần để cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý giữa ăn mặn và ăn chay.
Thực đơn dinh dưỡng của người bị HIV
Những người bị nhiễm HIV cần có chế độ ăn uống khoa học để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo cho cơ thể hoạt động ổn định. Do đó bạn nên bổ sung đầy đủ những nhóm thực phẩm sau:
Trái cây
Nên ăn nhiều trái cây hoặc uống nước ép trái cây hàng ngày. Trái cây tươi giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate
Người bị HIV thường bị suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi và yếu dần đi. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu carbohydrate để có thể duy trì năng lượng cho cơ thể. Những thực phẩm đó bao gồm: bánh mì, sắn, ngũ cốc, chuối xanh, hạt kê, ngô, khoai tây, mì ống, gạo...
Rau củ
Rau xanh có chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt và chất chống oxy hoá giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi những tác nhân gây hại. Những người bị HIV thường dễ mắc bệnh. Vì vậy bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ (khoai tây, khoai kang, cà rốt, củ cải,...), hoa quả khô, các loại hạt, đậu nành, cây họ bí,...
Các sản phẩm sữa
Bạn nên bổ sung sữa và các sản phẩm sữa như pho mát, sữa chua hoặc các lựa chọn khác như đậu nành, yến mạch và dừa,... vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường lượng vitamin, khoáng chất và canxi.
Thực phẩm giàu protein và đạm
Người bị HIV nên ăn nhiều trứng và thịt để cung cấp protein và chất đạm cho cơ thể.
Đường và axit béo tốt cho cơ thể
Dầu ăn, dầu ô liu, dầu cá, bơ thực vật có chứa nhiều axit béo, omega-3 và các vitamin A, D, E, K tốt cho sức khỏe người bệnh.
Bổ sung nước
Ngoài tất cả những điều trên, bạn cần phải bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Bởi nước là một công cụ tốt giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!