Thuốc điều trị lo âu ức chế hô hấp

Bài thuốc dân gian - 05/09/2024

Ngoài ra, thuốc còn gây buồn ngủ, khi tiêm bắp gây đau ở nơi tiêm...

Hiện nay, tỉ lệ người bị rối loạn lo âu ngày càng nhiều hơn với các biểu hiện bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, hay hồi hộp trống ngực, đau đầu, mất ngủ vã mồ hồi và thường xảy ra khi gặp những việc căng thẳng lo lắng...

Thuốc là một trong những phương pháp được sử dụng để ứng phó với rối loạn này và một trong những thuốc đó là lorazepam. Đây một benzodiazepin tác dụng ngắn, dùng để điều trị ngắn ngày (dưới 4 tháng) triệu chứng lo âu, chứng mất ngủ hoặc lo âu kết hợp với triệu chứng trầm cảm. Cần lưu ý, lo âu hoặc căng thẳng do stress đời sống hàng ngày thường không cần phải dùng thuốc giải lo âu này.

Thuốc điều trị lo âu ức chế hô hấp

Ảnh minh họa: Internet

Thuốc được dùng theo đơn và dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc, thường gặp như gây ngủ, ức chế hô hấp. Tại chỗ, khi tiêm bắp gây đau ở nơi tiêm. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây hạ huyết áp, chứng ngồi không yên, chứng quên, mất phối hợp động tác, lú lẫn, mất định hướng, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, viêm da, phát ban, chán ăn, buồn nôn, tăng/giảm cân, yếu cơ...

Các tác dụng không mong muốn thường xuất hiện lúc mới bắt đầu điều trị và nói chung thường hết khi tiếp tục điều trị hoặc giảm liều. Đối với người cao tuổi, suy nhược, trầm cảm (nguy cơ tự sát), chỉ nên kê đơn dùng với số lượng ít và ngắn ngày không quá 2 tuần. Không ngừng thuốc đột ngột (vì ngừng thuốc đột ngột sau khi đã sử dụng trên 10 ngày có thể gây hội chứng cai thuốc với các biểu hiện co giật, run rẩy, co cứng cơ và bụng, nôn, toát mồ hôi).

Do thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn hoặc mất phối hợp động tác nên khi dùng thuốc tránh làm những công việc đòi hỏi cần có sự tỉnh táo như lái xe hoặc đứng máy. Cần thận trọng đối với người dễ ngã (người cao tuổi). Không dùng thuốc cho người mang thai, cho con bú.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!