Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớm

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp tính với những cơn đau dữ dội, buồn nôn, sốt, đầy trướng, chán ăn, sợ mỡ hoặc vàng da, vàng mắt...khiến người bệnh phải nhập viện vì biến chứng. Vì thế, để phòng tránh sỏi túi mật hoặc chung sống hòa bình với sỏi mật, bạn cần biết nguyên nhân sinh sỏi.

Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp tính với những cơn đau dữ dội, buồn nôn, sốt, đầy trướng, chán ăn, sợ mỡ hoặc vàng da, vàng mắt… khiến người bệnh phải nhập viện vì biến chứng. Vì thế, để phòng tránh sỏi túi mật hoặc chung sống hòa bình với sỏi mật, bạn cần biết nguyên nhân sinh sỏi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi mật, hiểu rõ được những nguyên nhân này phần nào sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa bệnh sỏi mật, sỏi túi mật hiệu quả.

Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật

Khi nồng độ của một thành phần trong dịch mật tăng cao bất thường, chúng sẽ bị kết tủa, tạo thành những tinh thể nhỏ bé ở trong túi mật. Theo thời gian, những tinh thể này tiếp tục kết tụ dần và phát triển thành những viên đá nhỏ, có kích thước từ một hạt cát cho đến một quả bóng gôn.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra sỏi túi mật là: Sự mất cân bằng của các thành phần cholesterol, bilirubin trong quá trình sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan – nơi tiết ra dịch mật; sự ứ trệ dịch mật kéo dài và yếu tố viêm đường mật cũng như nhiễm khuẩn dịch mật.

Khoảng 80% sỏi trong túi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. Phần 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.

Đối tượng có nguy cơ bị sỏi túi mật

Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớmPhụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao

Các yếu tố nguy cơ được xem là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của sỏi túi mật. Nếu bạn có những yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

1. Độ tuổi từ 40 trở lên: Người có tuổi tác càng cao, càng có nhiều khả năng bị sỏi mật.

2. Nữ giới: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật tạo thành sỏi.

3. Thừa cân hoặc béo phì: Những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có nguy cơ cao phát triển sỏi mật.

4. Tiền sử gia đình bị sỏi mật: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh sỏi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

5. Chế độ ăn giàu chất béo: Chế độ ăn uống quá dư thừa chất béo và cholesterol là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự phát triển của sỏi túi mật.

6. Xơ gan: Sỏi túi mật xuất hiện ở 16,8% người bệnh xơ gan. Mặc dù cơ chế sinh bệnh chưa được xác định rõ ràng, so các nhà khoa học cho rằng là do liên quan đến việc gan giảm tổng hợp, vận chuyển muối mật và sự suy giảm khả năng vận động của túi mật.

7. Rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh Crohn (bệnh viêm ruột mãn tính): Hai chứng bệnh này có thể khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.

8. Giảm cân đột ngột: Nếu bạn giảm cân quá nhanh chóng có thể làm phá vỡ sự cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Đồng thời, tình trạng thiếu hụt chất béo có thể làm giảm các cơn co bóp của túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện để cholesterol lắng đọng và kết tụ thành sỏi trong túi mật.

9. Tác dụng phụ một số loại thuốc: Nếu sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp estrogen liều cao, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật.

10. Giảm vận động đường mật: Yếu tố nguy cơ này thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, ít vận động, ngồi nhiều hoặc ở những người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Tình trạng này khiến dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho các thành phần lắng đọng và hình thành sỏi.

Người bị sỏi mậtnên uống thuốc gì?

Sỏi mật được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau – tùy theo vị trí hình thành sỏi. Đó có thể là sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố (bilirubin) hoặc sỏi hỗn hợp. Chúng có thể là dạng sỏi viên hoặc sỏi bùn nằm trong các đường ống dẫn mật xuyên qua gan hoặc trong túi mật hay ở ngay trong ống mật chủ.

Do tính chất phức tạp về cấu tạo, vị trí, dạng sỏi nên không có thuốc điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Chỉ có sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các thuốc có thành phần tương tự như acid mật. Tuy nhiên các thuốc này chỉ có tác dụng với sỏi cholessterol kích thước nhỏ hơn 1.5cm. Thời gian sử dụng thuốc cũng cần tối thiểu 6 tháng đến 1 năm.

Phần lớn những người bị mắc sỏi mật là do rối loạn chuyển hóa liên quan đến yếu tố cơ địa hoặc gia đình, do vậy chữa trị sỏi mật bằng thuốc chưa đủ để tác động đến căn nguyên sinh sỏi. Mặt khác, tái phát sau điều trị sỏi cũng là vấn đề nan giải ở người bệnh, kể cả khi cắt túi mật hoặc mổ lấy sỏi.  

Cách phòng ngừa bệnh sỏi túi mật

Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớmChế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn phòng bệnh sỏi mật

Ngay cả khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây sỏi túi mật, bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh sớm ngay từ bây giờ. Ngoài những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính hay cơ địa, bạn có thể điều chỉnh được những yếu tố khác như chế độ ăn uống, thói quen sống lành mạnh và thảo dược Đông y.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng. Để ngăn ngừa bệnh sỏi túi mật, hãy luôn nhớ ăn đủ bữa và cân đối dinh dưỡng theo những lưu ý sau đây:

• Ăn đủ bữa: Bạn không nên nhịn đói hoặc bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.

• Đảm bảo dinh dưỡng: Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ. Hãy ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống đủ nước mỗi ngày.

Thói quen vận động

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần duy trì thói quen vận động để tăng cường sức khỏe và giữ cân nặng hợp lý.

• Thường xuyên tập thể dục: Bạn có thể chọn những bài tập đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…

• Giữ cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân, đừng nôn nóng giảm cân cấp tốc mà phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Mức giảm khoảng 0,5 – 1kg mỗi tuần là hợp lý nhất.

Thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật

Cùng với chế độ ăn uống và thói quen vận động, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá… để  hỗ trợ điều trị sỏi mật và phòng ngừa biến chứng do sỏi.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, các thảo dược của Đông y có khả năng cân bằng lại các rối loạn vận động đường mật, hỗ trợ làm mềm sạn sỏi, tăng co bóp túi mật nên giúp loại sỏi hiệu quả. Với sự hội tụ của 8 loại thảo dược quý trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang và sự kiên trì của chính người bệnh nên sỏi túi mật có thể được bào mòn mà không cần phẫu thuật.  

Ông Nguyễn Trọng Long (Tổ 1 Đẩu Sơn, Văn Đẩu, Kiến An, Hải Phòng) đã bài sỏi thành công với Kim Đởm Khang sau nhiều tháng sử dụng kết hợp với lối sống lành mạnh và “Tôi đi siêu âm, viên sỏi 33mm trong túi mật đã tan hoàn toàn và giờ chỉ còn chút cặn sỏi không đáng kể.”

Bài thuốc với các loại thảo dược quý từ thiên nhiên không những giúp nhiều người bệnh ngăn ngừa nguy cơ tiến triển nặng hơn mà còn có thể làm tan sỏi hiệu quả. Nếu như ai cũng có ý thức chủ động điều trị và phòng bệnh sớm như ông Long, bệnh sỏi túi mật sẽ không còn là nỗi lo nữa.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cách chữa sỏi mật bằng Đông y không cần phẫu thuật
  • Điều trị sỏi mật: Dễ hay khó là do chính bạn!
  • Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!