Tình trạng chuột rút phổ biến nhưng chớ nên xem thường!

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/28/2024

Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến và thường gây nên những cơn đau dữ dội ở cơ bắp, đặc biệt là ở bắp chân khi bạn vận động hoặc ngủ sai tư thế.

Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến và thường gây nên những cơn đau dữ dội ở cơ bắp, đặc biệt là ở bắp chân. Tình trạng chuột rút có thể khiến bạn mất khả năng kiểm soát các cơ của mình.

Bạn thường gặp tình trạng cơ bắp đột nhiên co thắt lại, đau đớn nhưng không làm cách nào để trở lại bình thường. Tình trạng này kéo dài vài phút khi bạn đang vận động, tập thể dục hay bơi lội. Ngay cả lúc ngủ, nếu sai tư thế bạn vẫn có thể bị co cơ đột ngột khiến giấc ngủ gián đoạn. Tình trạng bạn đang gặp phải chính là chuột rút.

Để biết cách khắc phục, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thật kỹ những thông tin dưới đây nhé.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là một cơn co mạnh, đau đớn hoặc sự thắt chặt ở cơ đột ngột và kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút vào ban đêm thường là những cơn co thắt bất thường hoặc thắt chặt của các cơ bắp. Đôi khi chuột rút xảy ra ở đùi hoặc bàn chân.

Nguyên nhân gây chuột rút là gì?

Nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chuột rút có thể do các tình trạng hoặc các hoạt động, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục, chấn thương, hoặc sử dụng cơ bắp quá mức;
  • Chuột rút có thể xảy ra do lượng khoáng chất giảm như canxi và magiê, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ;
  • Tiếp xúc với nhiệt độ thấp, đặc biệt là nước lạnh;
  • Do các tình trạng bệnh khác, chẳng hạn như các vấn đề lưu thông máu (bệnh động mạch ngoại biên), bệnh thận, bệnh tuyến giáp và bệnh đa xơ cứng;
  • Đứng trên bề mặt cứng trong một thời gian dài, ngồi trong một thời gian dài, hoặc để chân của bạn ở tư thế bất thường trong khi ngủ;
  • Không có đủ kali, canxi và các khoáng chất khác trong máu;
  • Bị mất nước, có nghĩa là cơ thể bạn mất quá nhiều chất lỏng;
  • Dùng các loại thuốc nhất định, như thuốc chống loạn thần, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu, statin và steroid.

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên hoặc chúng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, sau đó kiểm tra chân và bàn chân cho bạn. Họ cũng có thể hỏi liệu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như tê hoặc sưng hay không vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị chứng chuột rút thứ cấp do các tình trạng tiềm ẩn gây nên.

Trong trường hợp này, bạn có thể cần các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, để loại trừ các điều kiện khác.

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa chuột rút?

Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút:

  • Uống nhiều nước và các thức uống khác, đủ để nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt hoặc trong suốt như nước.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
  • Ăn các thực phẩm giàu canxi, kali và magiê (đặc biệt là khi mang thai);
  • Đạp xe để rèn luyện và giãn các cơ của bạn;
  • Căng cơ mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục và trước giờ đi ngủ;
  • Bạn không nên tăng cường độ luyện tập của mình một cách bất thường. Bạn chỉ nên tăng cường độ luyện tập của mình từ từ mỗi tuần một ít;
  • Dùng quá nhiều chất bổ sung có chứa nhiều vitamin hàng ngày;
  • Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có thể gây chuột rút, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác thay thế;
  • Bạn thường có thể tự điều trị chứng chuột rút bằng các bài tập làm căng cơ. Bạn nên nhớ rằng phải uống đủ nước mỗi ngày. Đối với tình trạng chuột rút tái phát liên tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ cho bạn.

Chuột rút xảy ra bất thường và làm bạn khó chịu vô cùng. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập khoa học sẽ giúp bạn phòng tránh chuột rút hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 bí quyết tập luyện để tăng cơ
  • Yoga có thực sự sẽ giúp giảm đau như bạn vẫn nghĩ?
  • Chuột rút ở chân do biến chứng bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!