Top 7 quan niệm siêu sai lầm khi ăn hoa quả

Điều cần biết - 11/24/2024

Chúng ta cho rằng, hoa quả 100% lành tính, thậm chí bỏ cơm để ăn hoa quả. Vậy việc này có lợi cho sức khỏe không?

Ai cũng biết hoa quả có lợi cho sức khỏe nhưng ăn như thế nào cho đúng thì có lẽ không phải ai cũng biết. 

1. Dùng hoa quả sau bữa ăn

Top 7 quan niệm siêu sai lầm khi ăn hoa quả

Không nên dùng hoa quả làm món tráng miệng (Ảnh minh họa: Internet)

Thói quen ăn hoa quả sau bữa ăn tồn tại ở rất nhiều người, nhưng thực tế chứng minh đây là thói quen không tốt. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng hoa quả để tráng miệng làm tăng gánh nặng cho dạ dày do trong nó có nhiều carbohydrat, đường… gây tình trạng khó tiêu hóa hoặc đầy hơi. 

Cách tốt nhất để ăn hoa quả là sử dụng trước bữa ăn từ 1-2 giờ.

2. Gọt vỏ

Chúng ta thường gọt vỏ hoa quả trước khi sử dụng vì lo ngại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bên ngoài lớp vỏ. Nhưng rõ ràng hành động này có vẻ hơi thừa vì hóa chất có thể đã được tiêm trực tiếp vào phần thịt bên trong. Ở một số loại hoa quả, vỏ là lớp có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn chỉ cần rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trước khi ăn.

3. Giảm béo bằng hoa quả

Có lẽ đây là một cách giảm béo ít hiệu quả nhất vì trong hoa quả có chứa nhiều đường, hàm lượng dinh dưỡng cao. Hơn nữa, hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt của chúng chỉ khiến chúng ta thèm ăn nhiều hơn mà thôi.

4. Dùng hoa quả trừ cơm, rau xanh

Chỉ ăn hoa quả sẽ không đủ đáp ứng như cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Nguyên nhân là vì hàm lượng dinh dưỡng trong cơm và rau xanh cao hơn rất nhiều so với hoa quả. Ví dụ chỉ tính rau họ cải đã có lượng vitamin gấp 10 lần quả táo cùng khối lượng.

Hơn nữa, cơ thể cần chất dinh dưỡng đa dạng để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra bình thường mà năng lượng thực phẩm này mang lại quá nhỏ nhoi để có thể đáp ứng.

Top 7 quan niệm siêu sai lầm khi ăn hoa quả

Không nên ăn trái cây để 'trừ' cơm, rau xanh (Ảnh minh họa: Internet)

5. Hoa quả luôn có lợi

Không phải ai cũng có thể ăn hoa quả và ăn bao nhiêu tùy thích vì tiêu thụ với hàm lượng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Ví dụ bệnh nhân đau dạ dày nên tránh các thực phẩm chứa quá nhiều axít như cam, canh, quất… Người bị tiểu đường cần tránh các loại quả hàm lượng đường cao như sầu riêng, mãng cầu…

6. Trái cây 100% 'lành tính'

Đừng nghĩ ăn trái cây không phải kiêng kỵ bởi một số thực phẩm khi gặp nhau sẽ sinh độc tố gây hại cho sức khỏe như không được ăn quýt cùng sữa bò vì nó gây khó tiêu, đầy bụng…

7. Để trái cây quá lâu trong tủ lạnh, ăn trái cây cũ

Việc bảo quản trái cây quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm hao hụt đáng kể hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Còn việc ăn trái cây cũ cũng thế, sau khi gọt nên ăn ngay để tận dụng triệt để nguồn vitamin và khoáng chất bên trong. 

>>> Xem thêm: Những tác hại không ngờ đến từ cà phê

Ngọc Luyện (TH)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!