Trẻ bị thủy đậu có ngứa không?

Kiến Thức Y Học - 05/06/2024

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh dễ lây lan và trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất. Khi trẻ bị thủy đậu, trên da sẽ xuất hiện đốm đỏ và mất khoảng 1-2 ngày mới hết. Vết thủy đậu hay mụn nước sẽ khiến da rất ngứa ngáy. Biết cách chăm sóc da và dùng thuốc sẽ giúp trẻ làm dịu cơn ngứa cho đến khi hồi phục trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày.

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh dễ lây lan và trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất. Khi trẻ bị thủy đậu, trên da sẽ xuất hiện đốm đỏ và mất khoảng 1-2 ngày mới hết. Vết thủy đậu hay mụn nước sẽ khiến da rất ngứa ngáy. Biết cách chăm sóc da và dùng thuốc sẽ giúp trẻ làm dịu cơn ngứa cho đến khi hồi phục trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày.

Trẻ bị thủy đậu có ngứa không?

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thủy đậu

Trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn

Có khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu có người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, khi trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ bị nhiễm nếu hít phải virus khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus này có thể tồn tại trong không khí khoảng vài giờ.

Sau khi bị sốt, đau đầu trẻ thường nổi lên các vết phát ban đỏ, gây ngứa trên da. Thường xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc lưng và mặt, sau đó lan đến hầu hết các nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.

Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính có chứa dịch trong. Tuy nhiên các trường hợp trẻ bị bệnh thủy đậu nặng thì mụn nước sẽ to hơn hoặc khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Biểu hiện các bọng nước khô dần và bong vảy

Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu như không có các dấu hiệu biến chứng, thì các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Trẻ bị thủy đậu có ngứa không?

Làm sao để giảm ngứa cho trẻ bị thủy đậu?

Chăm sóc da cho trẻ bị thủy đậu

Không gãi: Thủy đậu có thể rất ngứa và phát ban tùy mức độ ở mỗi trẻ. Nếu trẻ nhỏ không thể ngừng gãi ngứa, hãy thử đeo găng tay hoặc vớ (tất) vào tay. Cách này đặc biệt hữu ích vào ban đêm khi ngủ để ngăn không để bạn hoặc trẻ nhỏ gãi ngứa.

Làm dịu vùng da bị ngứa bằng vật lạnh: Có thể chườm lạnh hoặc chườm đá viên phủ khăn mềm lên vết ngứa khoảng 20-30 phút. Chườm lạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm dịu cơn ngứa ở trẻ. Vì dây thần kinh cảm giác có vật lạnh trên da sẽ phát tín hiệu để chặn cơn ngứa của trẻ.

Tắm nước ấm: Sử dụng nước ấm để tắm trong những ngày đầu sau khi vết đỏ và mụn nước hình thành trên da. Trong khi tắm, hãy dùng xà phòng dịu nhẹ để làm sạch da. Trẻ con, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể khó chịu đối với việc phải tắm thường xuyên như vậy. Do đó, bạn có thể chườm lạnh thường xuyên cho trẻ.

Chọn trang phục bằng vải cotton hoặc lụa: Nên mặc quần áo mềm và rộng để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chăn gối mềm trên giường ngủ. Tránh các chất liệu tạo ma sát hoặc thô cứng khi chà xát lên vùng da bị ngứa của trẻ.

Cắt ngắn và giữ sạch móng tay: Nên cắt ngắn móng tay và giữ cho tay của trẻ luôn sạch sẽ để phòng trường hợp không thể chịu được và gãi ngứa. Việc gãi có thể gây nhiễm trùng da ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da.

Trẻ bị thủy đậu có ngứa không?

Dùng thuốc để giảm ngứa cho trẻ bị thủy đậu

Thoa kem dưỡng Calamine lên vùng da ngứa: Kem dưỡng Calamine chứa hầu hết là kẽm oxit rất có ích trong việc điều trị kích ứng và ngứa trên da. Sản phẩm này an toàn cho mọi lứa tuổi nhưng nên tránh thoa lên vùng da quanh mắt và miệng.

Sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn

Histamine là một loại protein và một trong những ảnh hưởng của nó là gây ngứa da. Thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm ngứa để bạn thoải mái hơn khi da bớt ngứa.

Chất kháng histamine này khi ở dạng thuốc bôi tại chỗ có thể thấm không đều vào vết mụn nước hở. Ngoài ra, nồng độ thuốc trong máu cũng có thể tăng quá cao. Tác dụng phụ khi dùng thuốc gồm có khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.

Không dùng kem dưỡng chứa Diphenhydramine (Benadryl)

Tác dụng phụ khi dùng thuốc gồm có khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.

Điều trị sốt và giảm đau

Cơn ngứa trên da có thể khó được xoa dịu nhưng bạn có thể làm giảm sốt hoặc đau do thủy đậu. Không dùng Aspirin khi trẻ bị thủy đậu.

Thuốc kháng virus sẽ không chữa được nhiễm trùng nhưng có thể giúp giảm mức độ của các triệu chứng như ngứa da. Nếu trẻ gãi ngứa và dẫn đến nhiễm khuẩn trên da, bác sĩ có thể kê đơn cho bé dùng thuốc kháng sinh.

Trẻ bị thủy đậu có ngứa không?

Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ

Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là tiêm chủng ngừa bằng vắc-xin.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi cần được tiêm liều thứ nhất, tiêm liều thứ hai nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắcbệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa.

Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ mà Lily & WeCare muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích để các bạn có thể phòng bệnh và chăm sóc khi con trẻ mắc bệnh thủy đậu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!