Chậm phát triển là trạng thái chậm hoặc không phát triển tâm thần bẩm sinh, thường mắc phải trong 3 năm đầu đời, trong quá trình phát triển cơ thể. Lúc này, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện về mặt cấu trúc. Mẹ cần phát hiện sớm tình trạng này để có những biện pháp điều trị kịp thời.
1. Chậm phát triển nguyên nhân do đâu?
Bé có thể mắc phải tình trạng chậm phát triển về thể lực hoặc trí lực ( khả năng học hỏi).
Chậm phát triển thể là một biểu hiện khuyết tất lớn, có thể là tật nứt đốt sống hoặc tự kỉ, cũng có thể chỉ là sự chậm trễ về thời gian, tức sau một vài tuần, trẻ sẽ bắt kịp với các bạn cùng trang lứa. Trong một vài trường hợp này đó, phải sử dụng vật lý trị liệu để phục hồi cơ bắp yếu kém cho bé.
Tuy nhiên, một số trẻ chỉ chậm phát triển trong một giai đoạn nào đó. Ví dụ như: chậm biết đi trong khi các kĩ năng khác đều phát triển bình thường. Trong trường hợp này, bé đang chỉ tập trung cho khả năng nói chuyện rồi mới tới kỹ năng đi đứng. Đây là sự phân công của não bộ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển như:
- Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu mẹ bị mắc các bệnh do virut, kí sinh trùng hay giang mai...
- Trẻ sơ sinh bị ngạt hay trong những năm đầu đời bị mắc các bệnh như: viêm não...
- Thiếu sự kích thích của môi trường xã hội cũng là một nguyên nhân gây bệnh chậm phát triển ở trẻ.
- Trẻ bị mắc hội chứng Down hoặc bệnh tự kỉ dẫn đến chậm phát triển.
- Ngoài ra, chậm phát triển về tinh thần còn do thiếu hụt cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Tức là cha mẹ thường ít quan tâm, chơi đùa, chăm sóc trẻ trong 3 năm đầu đời.
2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh chậm phát triển
Dưới đây là một số những dấu hiệu nhận biết bệnh chậm phát triển ở trẻ. Mẹ nên nắm rõ để sớm phát hiện ra tình trạng.
Biểu hiện qua hình dáng và thể chất:
- Khi sinh ra, một số trẻ có diện mạo không bình thường như khoảng cách 2 mắt rộng, 2 mắt xếch lên khi khóc, mũi tẹt, hay há miệng, lưỡi thè ra ngoài.
- Vòng đầu của bé khi 6 tháng tuổi nhỏ hơn 43cm, trán thấp, hẹp.
- Sau sinh, trẻ không khóc, da tím tái, cơ thể mềm yếu.
- Trẻ thường gặp khó khăn khi bú, nhai, nuốt hay nghẹn.
- 6 tháng tuổi bé vẫn không quấy khóc, lặng lẽ, ít cử động, khóc yếu hoặc gào thét.
Biểu hiện qua cách vận động:
- Khi mẹ bế trẻ lên, người trẻ duỗi đờ, quá mềm hoặc quá cứng, không có phản xạ co người.
- 7 tháng tuổi trẻ vẫn chưa biết nhai.
- Trẻ chậm biết đi
- Khi dạy trẻ tập đi, chân bé luôn ở trạng thái bắt chéo.
Biểu biện qua khả năng nhận thức:
- Trẻ thụ động, không chú ý đến các vật xung quanh, phản ứng chậm.
- Khi đi học, trẻ khó nhớ mặt chữ, đếm số chậm khó khăn.
Biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp:
- 3 tháng tuổi trẻ vẫn không biết mỉm cười, 4 tháng tuổi vẫn có phản ứng với tiếng kêu của các đồ chơi như lục lạc, chuông, kèn.
- Trẻ chậm biết nói, vồn từ nghèo nàn, chỉ nói những câu đơn giản.
- Ngôn ngữ rời rạc, không diễn đạt được ý muốn, khả năng hiểu ngôn ngữ kém hơn những trẻ cùng tuổi.
Biểu hiện qua cách vui chơi:
- Trẻ 6 tháng vẫn chưa biết dõi mắt theo các vật hoặc người khác.
- 6 tháng tuổi vẫn nghịch tay, thường đưa đồ chơi vào miệng.
- Lớn hơn trẻ không biết chơi, chỉ biết đạp phá đồ vật.
- Trẻ tự kỉ, không chơi với bạn bè, thiếu hợp tác khi chơi.
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển
3. Phương pháp điều trị
Những trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể cải thiện bằng phương pháp giáo dục như dạy, huấn luyện. Tuy nhiên ở mức độ nặng và rất nặng thường khó có thể can thiệp bằng biện pháp y học. Vì vậy, mẹ cần tránh một số tác nhân có thể gây bệnh cho trẻ như tránh để bé bị ngạt khi đẻ, trẻ thiếu cân, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm não...
Giáo dục trẻ chậm phát triển đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, và sáng tạo. mẹ càng sớm phát hiện ra bệnh thì càng tốt. Bố mẹ nên mua những loại đồ chơi trí tuệ như xếp hình, xếp chữ...
Bí mật về cách thai nhi khám phá thế giới từ trong bụng mẹ
Trẻ tự kỷ nên chơi những trò chơi gì?
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Cách nhận biết trẻ chậm phát triển qua từng giai đoạn
Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ
Bố mẹ nên cho trẻ đi học đùng với độ tuổi của mình để bé có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với thế giới bên ngoài. Nếu trẻ bị chậm phát triển tâm thần thì nên đưa đến trường đặc biệt dành riêng cho trẻ chậm phát triển tâm thần.
Mong rằng với những chia sẻ trê đây, các mẹ sẽ có những hiểu biết cơ bản về tình trạng trẻ chậm phát triển giúp sớm phát hiện và có những phương pháp điều trị kịp thời.>>> Xem thêm: 3 địa chỉ thăm khám cho trẻ chậm phát triển ở Hà Nội các mẹ cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!