Trẻ còi xương dễ đối mặt với vấn đề gì về sức khỏe?

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Trẻ còi xương là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Nguyên nhân thường gặp là do cơ thể bé thiếu hụt vitamin D, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương. Vậy, trẻ bị còi xương dễ gặp vấn đề gì về sức khỏe, Lily & WeCare xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Trẻ còi xương là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Nguyên nhân thường gặp là do cơ thể bé thiếu hụt vitamin D, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương. Vậy, trẻ bị còi xương dễ gặp vấn đề gì về sức khỏe, Lily & WeCarexin mời bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ còi xương

Trẻ còi xương là do bệnh rối loạn việc chuyển hóa vitamin D hoặc thiếu vitamin D. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu ánh nắng mặt trời – đây được xem là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ bé tiếp xúc với ánh nắng. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, bé được sinh vào màu đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài tắm nắng hoặc bé ở vùng cao có nhiều mây mù,... đều là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D của bé bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thứ hai là do chế độ ăn uống không hợp lý, bé không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm việc hấp thu vitamin D.

Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được mẹ cho ăn bột sớm, trẻ đẻ non, sinh đôi, bé khoogn bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị còi xương.

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn uống của bé thiếu canxi, phốt pho, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác.

Trẻ còi xương dễ đối mặt với vấn đề gì về sức khỏe?

Một số trẻ còi xươnglà do di truyền, bởi vì trong quá trình mang thai người mẹ gặp một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể khiến trẻ còi xương.

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng. Bệnh suy dinh dưỡng là do cơ thể bé thiếu calo, protein, khiến trẻ chậm phát triển về thể chất, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở bé được ăn đầy đủ về năng lượng thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuồi.

Chính vì điều này mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh đến khi có biến chứng thì các mẹ mới đưa bé đi khám.

2. Dấu hiệu, biểu hiện trẻ bị còi xương giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, bệnh còi xương thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ, và bệnh này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu như bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đồ mồ hôi nhiều hay bé bị chứng rôm sảy,.. thì các mẹ nên chú ý và chăm sóc bé cẩn thận hơn.

Nếu như thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra lượng canxi của bé.

Trẻ còi xương dễ đối mặt với vấn đề gì về sức khỏe?

3. Dấu hiệu của bé còi xương nặng

Giai đoạn này cũng xuất hiện trong 6 tháng đầu đời của bé. Ở giai đoạn bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương, hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn, phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.

Chứng còi xương còn có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành một dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện, triệu chứng khác có thể nhận biết khi bé còi xương như:

- Các biểu hiện ở xương như thóp rộng, bờ thóm mềm, trán dô,...

- Răng bé mọc chậm, táo bón, bé có thể còn bị co giật do hạ canxi máu.

- Bé chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,... Nếu như không điều trị kịp thời thì sẽ để lại di chứng ở hệ xương như lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân vòng kiềng,... các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của bé, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh đẻ sau này đối với các bé gái.

Như vậy, Lily & WeCaređã nêu một số ảnh hưởng tới sức khỏe khi bé còi xương. Các mẹ hãy quan sát con thật kỹ, nếu như bé có các biểu hiện trên nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!