Khóc ăn vạ có thể coi là đặc trưng của trẻ nhỏ. Khi trẻ muốn đòi gì đó không được, bị mắng hoặc khó chịu trong người thì khóc là cách để thu hút và giải tỏa tâm lý của trẻ. Nhưng điều đó không có gì để nói nếu trẻ khóc ăn vạ quá lâu và dễ dẫn đến chứng ngưng thở.
Vì sao bé khóc lại khiến ngưng thở?
Tình trạng ngưng thở do khóc ăn vạ thường bắt đầu khi bé 2 tháng tuổi trở lên và kết thúc khi trẻ 2 tuổi. Ở một số trẻ, tình trạng này không chấm dứt cho đến khi bé được 6 - 8 tuổi.
Trẻ nhỏ khóc và ngưng thở thường do:
- Sợ hãi.
- Đau hoặc bị thương.
- Bị giật mình hoặc cảm thấy khó chịu.
Những sự việc trên gây phản ứng ở hệ thần kinh của bé làm chậm nhịp tim hoặc nhịp thở trong một khoảng thời gian ngắn.
Trẻ nhỏ thường hay khóc ăn vạ (Ảnh: Internet)
Ngưng thở do khóc ăn vạ thường xảy ra ở trẻ:
- Mắc phải các bệnh di truyền như hội chứng Riley-Day hoặc hội chứng Rett.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Gia đình có tiền sử bị ngừng thở do khóc.
Dấu hiệu nhận biết
Ngưng thở do khóc thường xảy ra khi bé đột nhiên khó chịu hoặc giật mình. Khi gặp phải các sự việc này, trẻ thường thở hổn hển sau đó ngừng thở và kèm theo các triệu chứng sau:
- Da tái xanh.
- Khóc sau đó ngừng thở.
- Ngất hoặc mất ý thức.
- Co giật.
Sau khi cơn ngưng thở kết thúc, bé lại thở bình thường, da hồng hào trở lại. Hiện tượng này có thể lặp lại vài lần một ngày hoặc xuất hiện hiếm khi.
Có cần cho bé đi khám?
Các bác sĩ và y tá thường khám lâm sàng và hỏi cha mẹ về lịch sử sức khỏe của bé cũng như các triệu chứng của cơn ngưng thở.
Xét nghiệm máu sẽ được tiến hành để phát hiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Các xét nghiệm khác thường bao gồm:
- Kiểm tra tim (EKG).
- Kiểm tra tình trạng co giật (EEG).
Thông thường khi bé bị ngưng thở do khóc thường không cần điều trị, trừ khi nguyên nhân gây ngưng thở là do thiếu máu hoặc các bệnh khác. Những bé bị thiếu máu do thiếu sắt cần được bổ sung sắt.
Hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ có dấu hiệu bất thường khi khóc quá lâu (Ảnh: Internet)
Lời khuyên cho gia đình
Trẻ ngưng thở có thể khiến cha mẹ rất sợ hãi. Khi bác sĩ chẩn đoán bé bị ngưng thở do khóc, gia đình cần làm theo những lời khuyên sau:
- Khi bé đang khóc cần cho bé ở nơi an toàn để bé không bị ngã hoặc bị thương.
- Đắp một chiếc khăn lạnh lên trán có thể giúp rút ngắn cơn khóc của bé.
- Khi bé khóc dẫn đến ngưng thở, bạn nên bình tĩnh, không nên quá chú ý đến trẻ, nếu không trẻ sẽ khóc ăn vạ lâu hơn.
- Bạn nên tránh không để tình huống trẻ khóc ăn vạ diễn ra.
Những cơn ngưng thở do khóc ở trẻ thường bị bỏ qua, trừ khi trẻ bị ngất. Khi được 4-8 tuổi, phần lớn trẻ sẽ không gặp tình trạng ngưng thở do khóc nữa. Trẻ co giật sau khi bị mất ý thức do ngưng thở thường không phải là dấu hiệu của tình trạng co giật.
Khi bé có các biểu hiện ngưng thở do khóc ăn vạ, gia đình nên liên hệ với bác sĩ. Đồng thời nên gọi cấp cứu trong trường hợp:
- Bé ngừng hẳn thở hoặc khó thở.
- Bé bị co giật lâu hơn 1 phút.
>> Xem thêm: Bé khóc dạ đề, mẹ phải làm sao?
Văn Cường (nih)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!