Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thắc mắc, đặc biệt là đối với những người lần đầu được “lên chức”. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết sau.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thắc mắc, đặc biệt là đối với những người lần đầu được “lên chức”. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết sau.

Tại sao trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi?

Trong những lý do khiến trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi - cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên nhiều mẹ không biết ngoài cảm lạnh, có rất nhiều những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này ở bé, nếu không cẩn thận các bậc phụ huynh sẽ chữa nhầm triệu chứng.

  • Trẻ bị dị ứng: Bé thường xuyên bị sổ mũi và hắt hơi, mắt đỏ, ngứa.

  • Bé bị ngạt mũi sơ sinh: Nếu như trẻ sơ sinh bị sổ mũi không có kèm theo những các triệu chứng khác, có thể nguyên nhân là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch tại đường hô hấp của trẻ.

  • Do thời tiết lạnh: Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi không kèm theo những triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh.

  • Bị cảm lạnh: Bé sẽ có những triệu chứng này là do cảm lạnh, kèm theo những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, ho, chảy nước mắt, hắt hơi.

  • Do bé bị cúm: Bé sổ mũi, hắt hơi do cúm thường mệt mỏi hơn với những triệu chứng lạnh run, đau họng, đau người ê ẩm khắp người, chóng mặt và chán ăn.

  • Có dị vật trong mũi: Vật lạ có trong mũi khiến cho nước mũi của bé bị chảy hoặc gây đau đớn.

Nếu như trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thông thường các mẹ sẽ tự ý mua thuốc cho con uống để có thể giảm ngay những khó chịu. Tuy nhiên mẹ cần chú ý cẩn thận bởi nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ có nhiều tác hại cho bé.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi

Để chăm sóc con được tốt nhất, các chị em cần chú ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi sau:

Các mẹ thực hiện vệ sinh bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Cách này có tác dụng hiệu quả dành cho trẻ nhỏ bị hắt hơi sổ mũi. Nước muối sinh lý an toàn đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể xịt vào mũi con để giúp làm lỏng chất dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách thực hiện:

  • Mẹ đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn so với chân

  • Nhẹ nhàng bóp giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ

  • Sau 1- 2 phút, thực hiện dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho bé. Nên chú ý nhẹ nhàng khi đặt ống hút vào mũi của trẻ. Nếu như dụng cụ hút mũi dưới dạng bóp thì hãy thực hiện bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi của trẻ, sau đó từ từ thả bóng ra.

  • Thực hiện lặp lại thao tác mỗi khi trẻ tiếp tục sổ mũi.

Cho trẻ nhỏ uống nhiều nước

Việc mẹ cho bé uống nhiều nước hoặc sữa, nước trái cây giúp cho dịch mũi lòng hơn và dễ sạch hơn.

Uống trà gừng loãng

Mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi bằng cách cho bé uống trà gừng loãng. Việc bé hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể làm cho trẻ bị chướng bụng. Đối với trường hợp này, mẹ cần cho bé uống một chút nước gừng loãng sẽ giúp trẻ em ấm bụng hơn. Nếu như bé đã hơn 1 tuổi, các mẹ có thể cho thêm ít mật ong để giúp trẻ dễ uống hơn.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi phải làm sao?

Tắm nước ấm cho trẻ

Khi tắm nước ấm cho bé sẽ làm lỏng dịch mũi, điều này sẽ giúp mẹ dễ hút mũi hơn. Nếu như trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu hoa oải hương vào nước tắm sẽ mang lại hiệu quả.

Thường thì trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi không cần đi bác sĩ, tuy nhiên một số trường hợp cần hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Bé sổ mũi, hắt hơi kèm sốt cao trên 2 ngày

  • Có những triệu chứng cúm cùng với lạnh run, đau ê ẩm khắp người, nôn ói, sốt và tiêu chảy.

  • Nếu mẹ nghi ngờ có dị vật lọt vào trong mũi của bé

  • Có triệu chứng sổ mũi do bị dị ứng, đối với trường hợp này bác sĩ sẽ có cách để điều trị hiệu quả.

Nhìn chung trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thường do thời tiết. Vì thế các mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tắm bằng nước nóng và bổ sung Vitamin C cho bé, khoảng 2 – 3 ngay các triệu chứng này sẽ tự khỏi mà không dùng kháng sinh.

Xem thêm:

  • Cách xử lý mà mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi
  • Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!