Dù mang kích thước nhỏ bé, sỏi niệu quản lại có thể tạo ra tác động xấu cho sức khỏe. Do đó, cần nhận biết đúng các triệu chứng sỏi niệu quản để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
80% trong tổng số trường hợp sỏi niệu quản là do sỏi từ thận di chuyển xuống dưới và kẹt lại tại đường ống này. Tùy theo kích thước và vị trí sỏi mà bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng sỏi niệu quản khác nhau.
Đặc điểm của sỏi niệu quản
Tình trạng niệu quản có sỏi thường mang những đặc điểm chung như sau:
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556543442252-0'); });
googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556543605904-0'); });
- Phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi thận theo đường nước tiểu di chuyển xuống, một số ít sỏi tự hình thành khi bị sẹo niệu quản, niệu quản bị chít hẹp…
- Niệu quản có chiều dài khoảng 25 – 30cm, đường kính khoảng 2 – 4mm và sỏi thường xuất hiện ở 3 vị trí hẹp của niệu quản: 1/3 niệu quản trên (đoạn tiếp nối giữa bể thận và niệu quản); 1/3 niệu quản giữa (nơi niệu quản bắt chéo qua bó mạch chậu); 1/3 niệu quản dưới (đoạn tiếp nối giữa niệu quản và bàng quang, ở trong thành bàng quang). Niệu quản dưới chiếm tỷ lệ khoảng 70 – 75% các trường hợp sỏi niệu quản.
- Sỏi niệu quản có hình bầu dục, bề mặt xù xì, đường kính trên dưới 1cm. Một số ít trường hợp sỏi có nhiều hơn 1 viên hoặc xếp thành chuỗi dọc theo niệu quản.
Nguyên nhân gây nên sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể hình thành do sự mất cân bằng giữa các chất trong nước tiểu như nước, khoáng chất và muối. Có nhiều loại sỏi khác nhau, nhưng dạng phổ biến nhất là sỏi canxi, được tạo ra khi có sự thay đổi nồng độ canxi trong nước tiểu.
Mặc dù nguyên nhân gây sỏi niệu quản đôi lúc sẽ khó xác định, nhưng vẫn tồn tại một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải, chẳng hạn như:
- Thiếu chất lỏng: Nếu bạn không uống đủ nước, các chất trong nước tiểu sẽ kết dính lại với nhau, từ đó tạo thành sỏi
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu protein, natri và oxalate cũng góp phần khiến sỏi trong cơ thể xuất hiện
- Sức khỏe: Những tình trạng sức khỏe như bệnh viêm ruột và bệnh gút, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa các hợp chất trong nước tiểu
- Cân nặng: Khi bị thừa cân, bạn có nguy cơ mắc phải chứng kháng insulin và tăng canxi trong nước tiểu. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến sỏi niệu quản
- Mất cân bằng nội tiết tố: Đây là tình trạng hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sẽ mắc phải. Sự gia tăng nội tiết tố do tuyến cận giáp sản xuất có thể dẫn đến tăng canxi máu và khiến sỏi hình thành.
Triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến
Nhiều trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ khi còn nằm trong đài thận hoặc bể thận có thể không gây nhiều bất tiện. Nhưng nếu bị kẹt lại trong niệu quản, các dấu hiệu thường gặp và phổ biến nhất mà sỏi gây ra bao gồm:
1. Đau nhiều ở vùng hông, thắt lưng
Cơn đau quặn thắt là dấu hiệu sỏi niệu quản điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi bệnh nhân hoạt động quá sức. Vị trí đau bắt đầu ở vùng hố thắt lưng sau đó lan xuống bụng dưới và cuối cùng tiến tới vùng sinh dục ngoài. Ở nam giới, nếu sỏi hiện diện ở 1/3 niệu quản trên, bạn sẽ cảm thấy đau dọc xuống tinh hoàn cùng bên. Khi sỏi tồn tại ở 1/3 niệu quản giữa, cơn đau lan xuống vùng hố chậu và nếu sỏi nằm ở 1/3 niệu quản dưới, các quý ông sẽ cảm nhận cơn đau tại bìu. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài vài phút hoặc thậm chí đến hàng giờ.
Đau quặn thận là triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến
2. Tiểubuốt
Nếu viên sỏi có kích thước quá lớn kèm theo bề mặt gồ ghề hay cạnh sắc nhọn thì sẽ làm cản trở khả năng lưu thông của nước tiểu. Thêm vào đó, sỏi còn cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây nhiều đau đớn, thậm chí là chảy máu. Mặt khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu tiện và nước tiểu có thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ.
3. Khó khăn trong tiểu tiện
Sỏi niệu quản gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Bạn phải đi tiểu rất nhiều lần nhưng lượng nước tiểu thải ra lại rất ít, từ đó khiến việc đi tiểu trở lên khó khăn hơn.
4. Tiểu ra máu, nước tiểu đục
Triệu chứng này sẽ xảy ra khi sỏi làm trầy xước, chảy máu ở khu vực niệu quản khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu thường có váng kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
5. Buồn nôn
Sỏi thận, sỏi niệu quản có thể chèn ép lên một số dây thần kinh liên kết với đường tiêu hóa, từ đó gây nên các biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, bí tiểu trung đại tiện. Đặc biệt, nếu xảy ra trong thời gian dài, tình trạng này sẽ gây nhiễm trùng ngược lên thận.
6. Sốt cao, ớn lạnh
Đây là triệu chứng cảnh báo sỏi niệu quản nhiễm trùng tại thận, niệu quản, bàng quang… Lúc này, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt cao, ớn lạnh là triệu chứng sỏi niệu quản gây nhiễm trùng
Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản
Khi các triệu chứng sỏi niệu quản xuất hiện, bạn cần điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Ứ nước tại thận, niệu quản: sỏi niệu quản có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, gây ứ nước tại thận với các mức độ khác nhau.
- Viêm đường tiết niệu: khi để lâu ngày, sỏi gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh trú ngụ và sinh sôi.
- Viêm bể thận cấp tính và mạn tính: sỏi niệu quản gây ứ nước, nhiễm khuẩn ở nhiều vị trí. Thêm vào đó, các tế bào thận bị tổn thương cũng khiến đài thận viêm nhiễm, tạo ra tình trạng bể thận cấp hoặc mạn tính.
- Thận ứ mủ, viêm thận: tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước kéo dài làm tích tụ nhiều độc tố tại cơ quan này. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thận bị ứ mủ và viêm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Suy thận cấp, mạn tính: Trong trường hợp mức độ tổn thương thận trên 75% thì khả năng hồi phục rất khó, bệnh nhân thường sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Sỏi niệu quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở thận
Trị sỏi niệu quản như thế nào?
Điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi cũng như các chất gây hình thành sỏi. Quá trình chữa bệnh cũng có thể dựa vào tình hình sức khỏe hiện tại của bạn, chẳng hạn như béo phì, sử dụng thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) và các yếu tố khác.
Nếu kích thước của sỏi lớn và đường tiết niệu của bạn bị chặn, bác sĩ tiết niệu có thể điều trị bằng các cách sau:
- Tán sỏi sóng xung kích: Đối với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng máy để tạo ra sóng xung kích nhằm phá vỡ sỏi. Các mảnh nhỏ của sỏi sau đó sẽ được đào thải khi bạn đi vệ sinh.
- Nội soi niệu quản: Thiết bị nội soi sẽ được đưa vào niệu quản để phát hiện sỏi và loại bỏ hoặc phá bỏ chúng bằng tia laser.
- Mổ thận lấy sỏi qua da: Thủ thuật y tế này được sử dụng để loại bỏ các viên sỏi có kích thước hoặc hình dạng bất thường. Thiết bị nội soi được đưa trực tiếp vào thận thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng.
Vì sao nên chữa sỏi niệu quản bằng Đông y?
“Trị bệnh cần trị tận gốc”, mặc dù các loại thuốc Tây giúp giảm triệu chứng tương đối nhanh hay các phẫu thuật mổ/tán sỏi giúp loại bỏ sỏi trong thời gian ngắn nhưng 5 – 9% người bệnh vẫn có thể gặp biến chứng sau phẫu thuật. Ngoài ra, do không tác động đến tận gốc rễ nên sỏi thường dễ dàng tái phát sau điều trị.
Với những lo ngại này thì tại sao bạn không nghĩ đến việc sử dụng các thảo dược tự nhiên trị sỏi thận, sỏi niệu quản?
Biện pháp chữa bệnh bằng Đông y từ lâu đã cho thấy nhiều lợi ích chuyên biệt. Tiêu biểu không thể không nhắc đến 7 vị thảo dược quý gồm: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Nhọ nồi, Bán biên liên, Hoàng bá, Xa tiền tử.Khi tác động toàn diện trên hệ thống tiết niệu, những thảo dược trên sẽ ảnh hưởng theo các cơ chế sau:
Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử: lợi tiểu mạnh, nhanh bào mòn sỏi
Theo kết quả từ các nghiên cứu trên nhiều quốc gia như: Đại học Kumamoto (Nhật Bản), Bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc), Trường Khoa học Dược phẩm Malaysia… các thảo dược này có tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng bài tiết nước tiểu để giúp bào mòn sỏi một cách tự nhiên. Ngoài ra, Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô và Xa tiền tử còn mang đến khả năng kiềm hóa nước tiểu, kháng khuẩn, giảm đau để vừa tăng hòa tan sỏi và đồng thời cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện do sỏi gây ra.
Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô giúp kiềm hóa nước tiểu, kháng khuẩn, giảm đau
Ngoài tác dụng lợi tiểu, ba thảo dược này còn mang đến tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nhờ các hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Nghiên cứu tại Trung Quốc và Australia đã chứng minh khả năng giãn cơ trơn niệu quản, chống co thắt, tạo điều kiện để giúp cơ thể “trục xuất” viên sỏi dễ dàng hơn, ngăn ngừa tổn thương niệu quản khi viên sỏi di chuyển.
Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi: kháng khuẩn, chống viêm, giãn cơ trơn
Thay vì chỉ sử dụng riêng từng nhóm thảo dược trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, việc kết hợp đồng thời cả 7 thành phần này sẽ tác động đa chiều để giúp nhanh chóng bào mòn sỏi cũng như ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ sỏi tái phát tại cùng thời điểm sử dụng.
Theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nhân thường đun sắc nước các thảo dược này uống hàng ngày. Nhưng đây là cách chế biến tốn nhiều thời gian và có thể làm giảm tác dụng điều trị do tác động của nhiệt độ cũng như các tạp chất vô tình hòa lẫn bên trong. Do vậy, để mang lại hiệu quả tích cực hơn với phương pháp Đông y, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và học hỏi. Cuối cùng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye (*) với chiết xuất tinh túy từ các thảo dược quý đã chào đời, tạo nên sản phẩm bảo vệ sức khỏe cùng mức độ an toàn, tiện dụng nhất dành cho người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.
Chế độ ăn uống khi mắc sỏi niệu quản
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng bởi sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh thành công hơn hoặc thậm chí ngăn ngừa sỏi niệu quản về sau. Bạn nên bổ sung đủ chất lỏng (tối thiểu là 2,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau xanh, ít đạm động vật, cắt giảm lượng muối ăn, bổ sung canxi (khoảng 800mg – 1.200mg/ngày) từ các thực phẩm như trứng, sữa, cá mòi.
Nên tránh những thực phẩm chứa oxalat (rau bó xôi, khoai tây, khoai lang…). Đối với nam giới, các quý ông nên hạn chế uống rượu bia cũng như giảm dần số lần sử dụng thuốc lá. Cuối cùng, hãy duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi niệu quản hiệu quả hơn.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào việc thăm khám cũng như điều trị của mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần chủ động phát hiện sớm các triệu chứng sỏi niệu quản và can thiệp đúng cách.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Phương Uyên / HELLO BACSI
Ghi theo lời tư vấn của dược sĩ Thu An
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Bí quyết trị bệnh sỏi thận tại nhà
- Bệnh sỏi gan: Tình trạng hiếm nhưng vẫn tồn tại
- Biến chứng sỏi mật: Biết sớm để phòng ngừa!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!