Thời điểm giao mùa chuyển sang mùa thu đông thường gây lạnh đột ngột. Đây cũng là lúc mà căn bệnh dị ứng thời tiết có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Dị ứng thời tiết và triệu chứng
Khi thời tiết chuyển mùa, chủ yếu là thời điểm chuyển sang mùa thu hoặc mùa đông, nhiệt độ giảm xuống đột ngột có kèm theo mưa, đây là lúc căn bệnh dị ứng thời tiết bắt đầu 'hành hạ' rất nhiều người.
Dị ứng thời tiết phần lớn xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể xảy ra do di truyền, cũng có thể do cơ thể người bệnh bị nhiễm một số vi-rút hoặc liên quan đến một vài bệnh lý khác.
Khi bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ sản sinh ra histamin và một số chất khác liên quan đến hệ miễn dịch. Chính những điều này đã gây nên hiện tượng dị ứng, nổi mề đay hoặc một số triệu chứng khác như sưng tay, sưng môi khi tiếp xúc với đồ lạnh... Ở trường hợp nặng hơn, dị ứng thời tiết còn có các biểu hiện như phù nề họng, nhịp tim nhanh, đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não cấp tính, khó thở cấp tính... Đây là lúc bệnh đã tiến triển rất nặng và cần cấp cứu ngay lập tức.
Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không cẩn thận
Thông thường, dị ứng thời tiết chỉ gây ra nổi mề đay, các nốt dị ứng, mẩn ngứa trên cơ thể. Nếu biết cách xử lý, giữ ấm kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng giải quyết thì dị ứng thời tiết lại có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Dị ứng thời tiết ở giai đoạn nặng có thể gây phù nề hầu họng, ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến bệnh nhân bị khó thở. Nếu không được làm ấm ngay lập tức, nhất lại bị ngấm nước mưa lạnh, nó sẽ ảnh hưởng cả đến tim mạch, não, dẫn đến sốc và thậm chí có thể gây tử vong... Thế nên, không chỉ giữ ấm, mà đảm bảo cơ thể không bị ngấm mưa trong mùa này cũng là điều vô cùng quan trọng.
Cách xử lý và đề phòng dị ứng thời tiết
Khi bị dị ứng thời tiết, việc làm đầu tiên là nhanh chóng làm ấm cơ thể, nếu bệnh nhân bị ướt mưa thì cần lau khô và thay quần áo ngay lập tức. Để giảm ngứa và nổi mẩn, mề đây, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như như loratadine, fexofenadine, cetirizine… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dị ứng thời tiết xảy ra do bệnh lý khác, các bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này ngay mà hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Luôn giữ cơ thể ấm giảm nguy cơ dị ứng thời tiết (ảnh minh họa: internet)
Một điều cần hết sức lưu ý là khi nổi mẩn hay nổi mề đay do dị ứng thời tiết, các bạn nhất định không được gãi hay chà xát bởi như vậy có thể gây xước, bội nhiễm da, mưng mủ khiến bệnh càng nặng hơn đó.
Phòng bệnh viêm xoang khi thời tiết trở lạnh (Video: Vnexpress)
Lưu ý đề phòng dị ứng thời tiết:
- Giữ ấm cơ thể, nhất là thời điểm chuyển mùa sang mùa thu hoặc đông.
- Nếu đi ngoài trời mưa, cần mặc áo mưa, che chắn cẩn thận để cơ thể không bị ngấm nước.
- Người có tiền sử bị dị ứng thời tiết càng cần chú ý bảo vệ cơ thể hơn trong những ngày trời lạnh. Đặc biệt, nên hạn chế các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, dứa...
- Vệ sinh cơ thể, răng miệng cẩn thận để đề phòng các bệnh do vi-rút.
>> Xem thêm: Làm thế nào để giảm ngứa khi dị ứng thời tiết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!