Tục lệ cúng ông Táo: Nét văn hóa đẹp từ câu chuyện tình tay ba

Tâm lý - 05/04/2024

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi người lại lo mua sắm chuẩn bị cúng ông táo, phóng sinh cá chép... Đây là một tục lệ mang nhiều ý nghĩa nhân văn khởi nguồn từ câu chuyện về ba vị thần trông coi chuyện bếp núc, đất đai và gia đình.

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi người lại lo mua sắm chuẩn bị cúng ông Táo, phóng sinh cá chép… Đây là một tục lệ mang nhiều ý nghĩa nhân văn khởi nguồn từ câu chuyện về ba vị thần trông coi chuyện bếp núc, đất đai và gia đình.

Có lẽ bạn đã quen thuộc với phong tục cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Điều này được lưu truyền từ bao đời nay như một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết đằng sau phong tục này còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn và góp phần hướng con người tích cực sống tốt và lương thiện hơn.

Nguồn gốc của tục cúng ông Táo

Tục lệ cúng ông Táo: Nét văn hóa đẹp từ câu chuyện tình tay ba

Có nhiều dị bản khác nhau về sự tích vua Bếp được dân gian lưu truyền, dẫn đến tục cúng ông Táo từ ngày xưa đến nay.

Chuyện kể rằng có hai vợ chồng nghèo, người chồng phải đi làm ăn xa và nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó nối duyên với người đã cưu mang nàng. Bỗng một ngày, người chồng cũ trở về khi chồng mới vắng nhà. Sợ điều tiếng nên người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm.

Chẳng may người chồng mới về lại đốt đống rơm lấy tro, vô tình giết người chồng cũ. Người vợ thấy chồng cũ chết oan nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào chết theo dù chưa hiểu cơ sự gì.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp. Người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà. Người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Từ xa xưa, người Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo. Họ thờ cúng với hy vọng Táo quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm, hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở bếp nên biết hết tất cả chuyện tốt xấu của mọi người. Do đó, với quan niệm mong vua Bếp phù hộ cho năm mới gặp được nhiều may mắn thì người Việt đã làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời.

Ý nghĩa của tục cúng ông Táo

Tục lệ cúng ông Táo: Nét văn hóa đẹp từ câu chuyện tình tay ba

Truyền thuyết kể rằng, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện ác của loài người. Sau đó, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình và báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm.

Sau đó, Thiên đình sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Ông Táo còn là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia chủ.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công. Biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc. Tục cúng này còn giúp con người tích cực sống hướng thiện hơn.

Tục lệ phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Lưu ý của tục cúng ông táo

Đây là một lễ cúng quan trọng trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là một số lưu ý khi cúng ông Táo mà bạn cần biết.

Chuẩn bị đồ cúng

Tục lệ cúng ông Táo: Nét văn hóa đẹp từ câu chuyện tình tay ba

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Thông thường, lễ vật cúng cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

Không đặt mâm cúng dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà thì cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Riêng với ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi để cúng lễ. Do đó, mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Cúng trước trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, bạn cần tiến hành cúng lễ trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Không nên cầu xin tài lộc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin ông Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Tránh phóng sinh thành sát sinh

Tục lệ cúng ông Táo: Nét văn hóa đẹp từ câu chuyện tình tay ba

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng. Sau đó, họ rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo. Tuy nhiên, một số người đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông. Điều này sẽ làm chết cá đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh “phương tiện” đi lại của ông Táo.

Bên cạnh đó, việc thờ cúng quá nhiều vàng mã sau đó hóa vàng rồi đổ ra sông, hồ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilông xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Tết ông Công ông Táo với tục lệ phóng sinh cá chép là một trong những nét đẹp văn hóa được lưu truyền bao đời nay của người Việt Nam. Ý nghĩa của cúng ông Táo khi được thực hiện đúng sẽ góp phần giúp cho tâm bạn được bình an, thư thái hơn để chào đón một năm mới sung túc, ấm no.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tục lì xì ngày Tết: Nét đẹp truyền thống nên được gìn giữ
  • Làm chuyện ấy đều đặn để giải tỏa stress vào dịp lễ Tết
  • Mách bạn cách xua tan căng thẳng trong những ngày giáp Tết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!