Bố mẹ có thể dạy trẻ những kĩ năng bổ ích trong cuộc sống, nhưng điều đó vẫn chưa đủ, bởi trẻ sẽ thiệt thòi nếu không có khả năng tự học, tự đúc kết những điều hay thông qua kho tàng tri thức của nhân loại.
Để giúp trẻ hứng thú với việc đọc sách, có một số nguyên tắc bố mẹ cần nhớ:
1. Mỗi ngày, đọc sách cho trẻ nghe vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ bồi dưỡng trẻ thói quen đọc sách và hứng thú với sách.
2. Trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Hãy để trẻ thấy rằng bố mẹ cũng đang chăm chú đọc sách. Hành động khiến trẻ bắt chước làm theo bố mẹ là một biện pháp khôn ngoan, hiệu quả hơn nhiều so với việc nhồi nhét vào đầu trẻ những điều chúng phải làm.
3. Đọc sách tốt nhất là khi tâm trạng vui vẻ. Đừng khiến trẻ cảm thấy đọc sách như việc gặt hái công danh, lợi lộc, hoặc đọc sách để đạt một mục đích, chẳng hạn để vượt qua kì thi, bởi điều này sẽ khiến trẻ ngày càng xa rời việc đọc sách.
4. Đừng miễn cưỡng trẻ đọc sách theo một tư thế nhất định. Hãy cho phép trẻ đọc sách theo tư thế khiến trẻ cảm thấy thoải mái, tự do. Nếu trẻ thích đọc sách khi nằm trên ghế sofa, và bạn không tán thành, điều đó sẽ khiến trẻ mất dần hứng thú với việc đọc sách.
Ảnh minh họa
5. Trẻ đọc chậm cũng chẳng sao, không bắt buộc trẻ phải đọc hiểu, nhớ chữ, lý giải về những điều trẻ đã đọc.
6. Thường xuyên dẫn trẻ đến thư viện sách hoặc tiệm sách. Bắt đầu từ truyện tranh, sách tranh, sách chữ. Không nên vội vàng lựa sách có nội dung khó hiểu so với khả năng đọc hiểu của trẻ. Chỉ cần trẻ đọc nhiều thì 'gu' đọc sách của trẻ cũng sẽ nâng cao.
7. Khi mua sách cho trẻ, cần đảm bảo mua nhiều sách, đảm bảo số sách ấy có thể đọc trong vòng 1 năm. Có thể chọn mua nhiều sách cùng một tác giả, trẻ có khả năng sẽ đọc lại một quyển sách của một tác giả yêu thích.
8. Người lớn đọc sách để thu nạp kiến thức, mở rộng thế giới quan. Nhưng trẻ con đọc sách và chọn sách khác biệt rất nhiều so với người lớn. Trẻ chọn sách không hẳn có nội dung hay, mà chỉ vì cảm thấy thích và điều này sẽ khiến tư duy của trẻ hạn hẹp trong một phạm vi nhất định. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chọn sách đa dạng về thể loại để mở rộng tri thức.
9. Không nên khiến trẻ cảm thấy đọc sách là một sự trừng phạt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ viết một bài văn, và tự hào chia sẻ với mọi người.
10. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hội nhóm đọc sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ ở cạnh những người đọc sách, trẻ sẽ càng yêu thích việc đọc sách.
11. Mua sách làm quà tặng bất ngờ, thay cho những món đồ chơi, hoặc thiết bị điện tử.
12. Nhắc trẻ về những quyển sách mà bố mẹ từng đọc thuở bé, điều này sẽ khiến trẻ hứng thú, tò mò, và muốn đọc quyển sách ấy. Đây là cách tạo ra điểm chung giữa bố mẹ và con cái, khi trẻ đọc xong, càng có nhiều điều để thảo luận.
Ảnh minh họa
13. Khi đọc sách cho trẻ, bố mẹ cần phối hợp với ngôn ngữ cơ thể. Đừng ngại mô phỏng giống nhân vật trong sách, bởi hình ảnh nhân vật càng sống động, chân thực càng khiến trẻ hứng thú với sách.
14. Không nhất thiết phải đọc hết một chương hoặc đoạn kết trong sách, có thể dừng ở những tình tiết cao trào, điều này sẽ khiến trẻ tò mò và nôn nóng muốn đọc hết quyển sách ấy.
15. Hãy kẹp những tấm ảnh kỉ niệm trong sách và lưu ý trẻ về điều đó, khi trẻ muốn xem ảnh kỉ niệm, trẻ chỉ còn cách là mở quyển sách ấy ra xem.
16. Tạo cơ hội để trẻ có thể đọc sách cho người khác nghe, chẳng hạn trẻ có thể đọc sách hoặc chia sẻ câu chuyện với cho anh chị em trong gia đình.
17. Không đánh giá thấp khả năng đọc sách và tự học của trẻ, khuyến khích trẻ đọc sách kinh điển và những quyển sách hay chọn lọc.
Khi trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống, sách chính là người bạn và cũng là cánh cửa hướng trẻ ra thế giới bên ngoài. Tạo điều kiện cho trẻ đọc sách cũng là tạo cơ hội cho trẻ phát triển tư duy, phát huy sự sáng tạo, áp dụng những kiến thức trong sách vào ứng dụng thực tế để xử lý những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Theo Jianshu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!