Uống nước đường chữa hạ đường huyết, suýt nguy kịch: BS lưu ý trường hợp không được uống
Viêm phổi nặng vì cố uống nước đường
Thi thoảng vẫn hạ đường huyết, bà Hoàng Thị Thanh (Lê Trọng Tấn, Hà Nội) đều làm cốc nước đường uống là tỉnh ngay. Tuy nhiên, lần này bà đã phải cấp cứu vì uống nước đường khi hạ đường huyết.
Theo người nhà, bà Thanh bị tiểu đường 5 năm vẫn điều trị liên tục nhưng đôi khi vẫn có dấu hiệu hạ đường huyết, lúc ấy con cháu chỉ cần lấy cho bà cốc nước đường là bà tỉnh.
Tháng trước, bà Thanh bị hạ đường huyết, ngã ra sàn nhà. Con dâu bà Thanh thấy thế pha cho mẹ cốc nước đường và cố đổ vào, kết quả bà Thanh càng hôn mê sâu hơn. Gia đình đưa bà vào cấp cứu, bác sĩ cho biết bà bị hôn mê do hạ đường huyết, người nhà cố đổ nước đường gây sặc vào đường hô hấp nên viêm phổi nặng.
Theo bác sĩ Ngô Chí Công – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện trung ương quân đội 108, hạ đường huyết là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị và cũng gặp ở những người bình thường.
Bác sĩ Công cho biết, nguyên nhân hạ đường huyết khi bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị tích cực bằng insulin hay thuốc uống nhóm sulfonylureas, có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
Ăn quá ít, ăn muộn hay bỏ bữa, tiêm quá liều insulin, những thuốc hạ đường huyết uống: như nhóm sulfonylureas (Diamicron, Amaryl,…) và meglitinides, tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu, suy thận,…
Ngoài ra, hạ đường huyết còn do các nguyên nhân khác như nghiện rượu, hạ đường huyết trong bệnh lý gan, thận; Insulinoma, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,…
Các triệu chứng của hạ đường huyết do tiểu đường bao gồm run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Vì lượng đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trường hợp đường huyết giảm đột ngột có thể ngất xỉu, động kinh nặng hơn nữa người bệnh sẽ hôn mê.
Khi nào uống được nước đường
Với những bệnh nhân đái tháo đường, bác sĩ Công cho biết nếu người bệnh có máy đo đường huyết, đo đường huyết: Nồng độ Glucose máu <70mg l="">
Trong điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ Công cho rằng mục tiêu điều trị hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị hạ đường huyết ngay lập tức, bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.
Xử trí hạ đường huyết nên tuân theo ' qui tắc 15/15″:
Thứ nhất đo đường huyết, nếu đường huyết <70> 100 mg/dl.
Vì đường huyết có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường huyết mỗi 60 phút sau khi điều trị.
Thức ăn tương đương 15g Glucose :
- 2 hay 3 viên đường
- 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào
- 1/2 ly nước ngọt
- 1 ly sữa
- 5 hay 6 viên kẹo
- 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong
Trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê thì tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng. Theo bác sĩ Công khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bác sĩ Công cho biết trường hợp này nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được cấp cứu.
Khi hạ đường huyết đã được cân bằng, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nếu bữa ăn cách nhau hơn một giờ bệnh nhân nên ăn một gói snack để phòng ngừa hạ đường huyết.
Để phòng ngừa hạ đường huyết với bệnh nhân đái tháo đường, bác sĩ Công nhấn mạnh cần tuân thủ thuốc điều trị đái tháo đường: Tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm. Bữa ăn: không bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm insulin phải phù hợp với bữa ăn.
Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục nhiều hơn bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động. Bệnh nhân phải để ý nhận biết những dấu hiệu hạ đường huyết để có thể xử trí sớm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!