Hầu hết mọi người chỉ nhổ răng khôn khi thấy đau nhức, chịu không được nữa mới đến nha sĩ. Thậm chí có người còn nuôi răng sâu cả chục năm trời không thèm nhổ, điều này gây hại như thế nào?
Cấu trúc hàm răng
Bạn hãy chú ý vào chiếc răng số 6, số 7 và răng số 8.
- Răng số 6 được gọi là răng cấm, là răng hàm mọc sớm nhất vào năm bạn 6 tuổi. "Cấm" nghĩa là cấm được nhổ, cấm được đụng đến bởi vì có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Trong khi các răng khác đều được thay thế bằng răng sữa thì răng cấm chỉ mọc một lần và không thay răng. Răng hàm số 6 rất quan trọng vì nó đóng vai trò chính trong hoạt động nhai. Răng này không thể thiếu trong cung hàm, do đó nếu bị sâu, phải nhổ thì ngay sau đó, bạn phải nhanh chóng đi trồng lại răng này. Và đừng tiếc tiền mà trồng răng ở những chỗ thiếu uy tín, việc đó có thể làm răng yếu đi và hỏng luôn bộ nhai.
- Răng hàm số 7 là chiếc răng cối lớn, quan trọng giống như răng hàm số 6. Đây cũng là một trong những chiếc răng nhai chính của cung hàm. Vị trí răng mọc ngay sát trung tâm của “bộ nhá” nên cần được chăm sóc kỹ và cần có đầy đủ để đảm bảo lực nhai tốt. Thiếu đi răng hàm số 7 cũng có nghĩa lực nhai của hàm răng yếu đi khá nhiều. Răng sâu chẳng những không thực hiện được nhiệm vụ ăn nhai tốt mà còn lây bệnh sang răng số 6, dễ dẫn đến "hỏng ăn".
- Răng số 6 và số 7 quan trọng như vậy, nhưng có một sát thủ luôn ngấm ngầm phá hoại chúng, chính là chiếc răng số 8 (tức răng khôn). Đây là chiếc răng hàm mọc cuối cùng vào độ tuổi thanh thiếu niên. 4 chiếc răng khôn này không cần thiết và không có chức năng gì, nhưng nó lại dễ bị kẹt hay lèn trong xương hàm, hay không mọc được. Ðiều này có thể dẫn đến các răng khác bị chật hàm hay bị đẩy khỏi vị trí, cũng như gây sâu răng, nhiễm trùng, hay bệnh lợi cục bộ.
Răng khôn là "tội đồ" vì chúng khiến hàm răng trở nên chật chội và có nguy cơ làm hỏng các răng hàm chính.
Vì sao phải nhổ răng khôn trước tuổi 25?
Mẹ nhổ răng cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng khôn an toàn tại Tp.HCM
Cha mẹ có vô tình khiến trẻ mọc răng muộn?
Bác sĩ nha khoa Đặng Xuân Lộc - Người giữ bí quyết "nụ cười toả nắng"
Những mẹo hay để làm trắng răng tại nhà
Điều này đã được khẳng định theo nghiên cứu của một số hiệp hội về răng được đăng tải trên tờ Journal of Oral and Maxillofacial Surgery (JOMS) vào tháng 11-2002. Cụ thể, tiến sĩ Dalton L. McMichael thuộc Đại học North Carolina (Mỹ) và các cộng sự đã tiến hành khảo sát răng miệng của những người tham gia trong vòng 30 tháng. Họ kiểm tra phần mô nâng đỡ răng của 300 người khỏe mạnh từ độ tuổi 14 tới 45. Những người này có 4 răng khôn khỏe mạnh và các răng số 7 liền kề.
Khảo sát cho thấy những người nào không nhổ răng khôn trước tuổi 25 sẽ có nguy cơ bị viêm mô quanh răng khôn và răng số 7, cùng những dấu hiệu đầu của bệnh nha chu. Những răng khôn đã trồi lên hoàn toàn cũng có thể gây bệnh tương tự những răng không mọc hoặc chỉ mọc một phần. Bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt, vì qua tuổi 25 thì các mô xương đã hoàn thiện, nên răng rất khó nhổ và gây nguy hiểm, các mô cũng lành chậm hơn.
Giờ thì bạn đã hiểu vì sao nên nhổ cái "răng ngu" này sớm rồi chứ?
Theo Phụ Nữ News
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!