Trẻ sơ sinh là đối tượng được chúng ta ưu tiên quan tâm chăm sóc hàng đầu vì các bé đang trong giai đoạn “tập làm quen với thế giới” nên rất nhạy cảm. Một trong những loại bệnh trẻ hay mắc phải là bệnh về đường hô hấp. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng viêm phổi ở trẻ sơ sinh để có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổivẫn là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh.
Ở nước ta, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3 – 5 lần trong đó khoảng 1 – 2 lần viêm phổi.(*) Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
(*) Theo VOV.vn
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi
Khi trẻ nhỏ bị viêm phổi, nguyên nhân đầu tiên cha mẹ thường nghĩ tới là do thời tiết lạnh. Tuy nhiên đó chỉ là một tác nhân, còn những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thực ra đã có từ rất sớm.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổichủ yếu do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.
Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi là do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ trong lúc trẻ chuẩn bị chào đời.
Thêm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổiđó thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đi kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối, để phát hiện tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, những trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây ra các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt, lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi. Trẻ bị các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn cũng có thể dẫn tới viêm phổi.
Triệu chứng của viêm phổi
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh, cần được chăm sóc y tế: trẻ sơ sinh có ho hoặc thở như ngáy, sốt, khó thở, nôn trớ, tiêu chảy và quấy khóc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tiễn của các thầy thuốc nhi khoa Việt Nam, nhận biết một trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi có biểu hiện ban đầu là trẻ dễ quấy khóc, đây là kết quả của sự nhiễm trùng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến trẻ quấy khóc hoặc khó ngủ. (**)
Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như:
- Thở nhanh:
- Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi
- Nhịp thở ≥ 50lần/phút đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi
- Nhịp thở ≥ 40lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi
- Sốt cao
- Khò khè
- Chán ăn
(**) Theo Phunu.me
Cách phòng tránh, chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Đầu tiên, cha mẹ nên luôn luôn chú ý để giúp trẻ em duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, sắp xếp nhiệt độ trong nhà, kiểm soát độ dày của quần áo, không để cho trẻ cảm thấy nóng và lạnh, điều này là vô cùng quan trong để giúp con phòng tránh bệnh tật.
Trong các trường hợp nhẹ, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Có thể tham khảo một số loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất nên dùng đường uống, dạng sirô.
Khi tình trạng bệnh của trẻ có hướng không thuyên giảm, trẻ cần được chuyển lên tuyến trên, các mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng sinh đặc hiệu và thuốc kháng virus (cho những trường hợp viêm phổi do virus). Các bác sĩ sẽ theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Khi trẻ có biểu hiện suy thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài, biểu hiện mất nước... Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
Để phòng ngừa viêm phổi cũng như các bệnh đường hô hấp cho trẻ, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa khói thuốc và khói do đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ.
Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi của bé sạch sẽ.
Tránh không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh vì căn bệnh này do vi khuẩn và virus tạo nên. Chú ý loại bỏ một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi như đã kể trên, nhỏ mũi cho trẻ hằng ngày bằng nước muối loãng. Nên tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ các loại vắc-xin được sử dụng tại Việt Nam.
Chăm sóc sức khỏe của mẹ thất tốt để có đủ sữa cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Những ngày thời tiết đẹp nên cho bé ra ngoài dạo chơi để làm quen với môi trường, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!