Viêm ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, mẹ nên trang bị một số kiến thức cần thiết để có thể biết cách phòng tránh và xử lý khi trẻ mắc phải căn bệnh này.
Vì sao trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị viêm ruột
Khi trẻ sơ sinh chào đời, các cơ quan bộ phận cơ thể có thể chưa hoàn thiện vì vậy dễ bị suy hô hấp hoặc những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thì nguy cơ trẻ bị viêm ruột là rất cao.
- Cho trẻ ăn sữa ngoài không đúng cách, không hợp vệ sinh.
- Các đồ vật, đồ chơi của trẻ là nơi chứa nhiều vi khuẩn, trẻ lại hay có thói quen cắn đồ vật, mút tay nên rất dễ khiến trẻ nhiễm bệnh gây tiêu chảy.
- Môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi, khói bụi, hóa chất.
- Trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa nấu kỹ hoặc để nguội từ lâu.
- Sử dụng nguồn nước ô nhiễm không hợp vệ sinh.
- Đưa trẻ đến những nơi tụ tập đông người như bến xe, chợ...cũng là những nơi có chứa nhiều virus gây hại.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm ruột
Một dấu hiệu để nhận biết có thể bé bị viêm ruột đó là khi trẻ bị táo bón.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như sút cân, mệt mỏi, bị mất nước, đau bụng, sốt, kèm tiêu chảy thì chắc chắn trẻ bị viêm ruột nhưng nếu đau âm ỉ kéo dài đặc biệt đau khu trú ở vùng hố chậu phải thì có khả năng trẻ bị viêm ruột thừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, bệnh để lâu còn gây ra các biến chứng như vỡ ruột thừa, tắc ruột nếu không được phẫu thuật còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bệnh viêm ruột là bệnh rất phổ biến, nó xảy ra ở mọi lứa tuổi vì vậy các bậc cha mẹ không được chủ quan, phải đến cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị sớm cho trẻ nếu để nặng sẽ làm trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng, không phát triển được, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột?
Viêm ruột là bệnh mạn tính và dễ lây lan, nó đe dọa tới sự phát triển bình thường của cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời. Hiện nay các bệnh về viêm đường ruột xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ nhỏ làm cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.
Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ tăng cường bú mẹ là cách hỗ trợ điều trị thích hợp nhất vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá của trẻ.
Bé bị viêm ruột trong khoảng 2 tháng đầu thì ngoài bú mẹ ra cần cho trẻ bổ sung thêm sữa ngoài nếu sữa mẹ không đủ.
Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo vi khuẩn không gây bệnh được cho bé. Thức ăn đã nguội nếu cho trẻ ăn thì phải nấu lại tránh vi khuẩn đã xâm nhập vào đồ ăn trước đó.
Giúp trẻ từ bỏ thói quen mút ngón tay.
Chotrẻ bị viêm ruột uống nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch oresol, cho trẻ uống chậm, uống từ từ và chia thành nhiều lần trong ngày.
Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi cũng như không cho trẻ đến những nơi công cộng.
Với những bé bị viêm ruột nhẹ ở giai đoạn đầu thì mẹ có thể hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ nhưng với những trường hợp trẻ có dấu hiệu bị viêm ruột thừa thì phải cho trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời tránh gây hậu quả xấu.
Các mẹ phải ghi nhớ là không tự ý dùng thuốc cho con mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Tự ý dùng thuốc cho trẻ sẽ làm quá trình chẩn đoán bệnh không chính xác, việc điều trị không hợp, không đúng thuốc sẽ làm bệnh càng xấu hơn.
Viêm ruột ở trẻ sơ sinh chăm sóc như nào?
Hầu hết trẻ bị viêm đường tiêu hóa đều kém ăn, lười ăn thậm chí là bỏ ăn dẫn đến việc trẻ bị suy giảm sức khỏe, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch yếu không giúp cơ thể phòng chống được bệnh vì vậy tình trạng bệnh của trẻ không được cải thiện mà có thể nặng hơn. Chính vì vậy dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý trong giai đoạn này là điều không thể thiếu khi chăm sóc cho trẻ.
Bé bị viêm ruộttrong khoảng 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua...hạn chế cho trẻ ăn mỡ thay vào đó là dầu ăn.
Với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường cho bé bú mẹ.
Cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo gà, cháo thịt, cơm nát để tránh làm tổn thương thêm dạ dày trẻ, thức ăn phải được nấu chín kỹ, đảm bảo hợp vệ sinh nhằm giảm nguy cơ bội nhiễm.
Không cho trẻ ăn những thực phẩm ăn nhanh và khó tiêu như xúc xích, bim bim, sanwich cũng như tránh xa các loại bánh, kẹo ngọt, đồ uống nhiều đường có ga vì những thực phẩm này sẽ làm bệnh bé bị viêm ruột trở nên nặng hơn.
Cũng cần tăng lượng kali cho trẻ vì kali là chất giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Các thực phẩm giàu kali có thể kể đến như khoai lang, cà rốt, củ cải đường, bí ngô...
Tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ để trẻ chống lại bệnh bằng cách bổ sung vitamin C, D. Nên cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh, nước ép cà chua, chuối...
Cho trẻ uống dung dịch oresol pha loãng hàng ngày để bổ sung lượng nước cho cơ thể hoặc cho trẻ uống nước cháo loãng với muối cũng là một phương pháp tốt để bổ sung nước cho cơ thể.
Ngoài các cách trên thì cũng cần đưa trẻ đi khám để được hỗ trợ điều trị sớm nhất, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh, ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Trường hợp trẻ bị viêm ruộtthừa được hỗ trợ điều trị sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.
Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, việc để trẻ phát triển toàn diện và có sức khỏe tốt nhất chính là trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ. Chúc các bé và gia đình luôn khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!