Xét nghiệm nước tiểu và những điều quan trọng bạn cần biết

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm ra nguyên nhân của một số triệu chứng sức khỏe và giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Vậy bạn cần lưu ý những gì trước khi thực hiện..

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp tìm ra nguyên nhân của một số triệu chứng sức khỏe, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Trong thực tế, những thành phần nào sẽ được xét nghiệm trong nước tiểu?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ kiểm tra các thành phần khác nhau có trong nước tiểu – một sản phẩm thải ra từ thận.

Thận thải ra một lượng chất thải, chất khoáng, chất lỏng và các chất khác từ máu truyền qua nước tiểu. Nước tiểu chứa hàng trăm loại chất thải cơ thể khác nhau. Chế độ ăn uống, hoạt động thể dục và thận bạn làm việc như thế nào đều phản ánh trong nước tiểu của bạn. Không những thế, biết cách quan sát nước tiểu sẽ giúp ta phát hiện được một số vấn đề sức khỏe. Hơn 100 bài kiểm tra khác nhau có thể được thực hiện trên nước tiểu.

Thành phần nào sẽ được kiểm tra trong xét nghiệm nước tiểu?

1. Màu

Nhiều thứ ảnh hưởng đến màu nước tiểu, bao gồm cân bằng chất lỏng, chế độ ăn uống, thuốc men và bệnh tật. Nước tiểu sáng và đậm màu thể hiện lượng nước trong cơ thể. Vitamin B bổ sung có thể biến nước tiểu thành màu vàng tươi. Một số loại thuốc, quả mâm xôi, củ cải đường, ô mai rhubarb hoặc máu trong nước tiểu làm cho nó có màu đỏ nâu.

2. Độ trong

Nước tiểu thường rõ ràng. Vi khuẩn, máu, tinh trùng, tinh thể, chất nhầy có thể làm cho nước tiểu trở nên đục hơn.

3. Mùi

Nước tiểu không có mùi quá mạnh, chỉ có một mùi hôi nhẹ. Một số bệnh gây ra sự thay đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, trong khi nhiễm trùng vi khuẩn E. coli gây ra mùi hôi, bệnh đái tháo đường hoặc việc bạn đang đói lại khiến nước tiểu có mùi ngọt ngào.

4. Trọng lượng riêng

Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ các chất trong nước tiểu cho thấy lượng nước tiểu là loãng hay cô đặc. Trọng lượng riêng càng cao thì nước tiểu càng cô đặc. Khi bạn uống nhiều chất lỏng, thận sẽ tạo ra nước tiểu với lượng lớn nước, như vậy trọng lượng riêng thấp, nước tiểu loãng. Khi bạn không uống nhiều nước, thận sẽ tạo ra nước tiểu với một lượng nước ít, lúc này trọng lượng riêng sẽ cao, nước tiểu cô đặc.

5. Độ pH

Độ pH là một biện pháp để biết được tính axit hoặc kiềm trong nước tiểu. Độ pH bằng 4: có tính axit mạnh, bằng 7 là trung tính và bằng 9 là có tính kiềm mạnh. Đôi khi độ pH của nước tiểu bị ảnh hưởng bởi một số phương pháp điều trị. Ví dụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm thế nào để giữ cho nước tiểu có tính axit hoặc kiềm để ngăn ngừa một số loại sỏi thận hình thành.

6. Chất đạm

Chất đạm thường không có trong nước tiểu. Sốt, tập thể dục nặng, mang thai và một số bệnh, đặc biệt là bệnh thận, có thể gây ra chất đạm trong nước tiểu.

7. Glucose

Glucose là loại đường có trong máu. Thông thường có rất ít hoặc không có glucose trong nước tiểu. Khi mức đường trong máu cao, như bệnh đái tháo đường không kiểm soát, đường sẽ tràn vào nước tiểu. Glucose cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc bị bệnh.

8. Nitrite

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu (UTI) làm cho một enzyme thay đổi nitrat niệu sang nitrit. Nếu trong nước tiểu có nitrit, có nghĩa các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu đang có mặt.

9. Leukocyte esterase (WBC esterase)

Xét nghiệm này cho biết bạch cầu trong nước tiểu. Có WBC trong nước tiểu chứng tỏ có nhiễm trùng đường tiểu.

10. Ketone

Khi chất béo bị phân hủy thành năng lượng, cơ thể sẽ tạo ra các chất được gọi là ketone. Những chất này được đào thải thông qua nước tiểu. Một lượng lớn ketone trong nước tiểu có thể cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe như bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn ít đường và tinh bột (carbohydrate), đói hoặc nôn mửa nghiêm trọng cũng có thể làm cho ketone xuất hiện trong nước tiểu.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu và những điều quan trọng bạn cần biết

Trong bài kiểm tra này, nước tiểu được tách trong một máy đặc biệt (máy ly tâm) để các chất rắn (lắng cặn) lắng xuống dưới đáy. Trầm tích được lan truyền trên một bề mặt và được nhìn dưới kính hiển vi. Những thứ có thể thấy được bao gồm:

  • Tế bào máu đỏ hoặc trắng. Các tế bào máu không tìm thấy trong nước tiểu bình thường. Viêm, bệnh tật, tổn thương thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo có thể gây ra hiện tượng máu trong nước tiểu. Các tế bào bạch cầu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu hoặc bệnh thận;
  • Trụ tế bào. Một số loại bệnh thận có thể gây ra trụ hình thành trong các ống nhỏ ở thận. Các trụ sau đó sẽ bị thoát ra thông qua đường nước tiểu. Các trụ được tạo ra từ các tế bào máu đỏ hoặc máu trắng, các chất sáp, chất béo hoặc protein. Loại trụ trong nước tiểu có thể cho biết loại bệnh thận nào đang có mặt;
  • Tinh thể. Người khỏe mạnh thường chỉ có một vài tinh thể trong nước tiểu. Một số lượng lớn tinh thể hoặc một số loại tinh thể nhất định cho thấy sỏi thận đang có mặt hoặc một số vấn đề khác liên quan đến quá trình trao đổi chất của cơ thể;
  • Vi khuẩn, tế bào nấm men hoặc ký sinh trùng. Không có vi khuẩn, tế bào men hoặc ký sinh trùng trong nước tiểu là bình thường. Nếu có, bạn đã bị nhiễm trùng;
  • Các tế bào vảy. Sự hiện diện của các tế bào vảy cho biết nước tiểu của bạn không được tinh khiết. Những tế bào này báo hiệu một số vấn đề về sức khỏe.

Tại sao bạn nên xét nghiệm nước tiểu?

Không chỉ là một phần của khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để:

  • Kiểm tra bệnh hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Các triệu chứng của nhiễm đường tiểu có thể bao gồm nước tiểu có màu hoặc có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đi tiểu buốt, đau sườn, máu trong nước tiểu hoặc sốt;
  • Kiểm tra điều trị các bệnh như tiểu đường (thông qua Xét nghiệm glucose nước tiểu), sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu (UTI), cao huyết áp hoặc một số bệnh về thận hoặc gan.

Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết trước khi làm bất kỳ xét nghiệm nước tiểu nào:

  • Không ăn thức ăn làm thay đổi màu nước tiểu, chẳng hạn như dâu tây, củ cải đường hoặc ô mai rhubarb trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không nên tập thể dục trước khi xét nghiệm nhé;
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang có kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt;
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm vitamin B, phenazopyridine (Pyridium), rifampin và phenytoin (Dilantin). Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Hy vọng bài viết có thể đáp ứng phần nào những thắc mắc của bạn về xét nghiệm nước tiểu. Nếu có dự định xét nghiệm, bạn nên cởi mở chia sẻ bất cứ mối quan tâm nào về nhu cầu cần phải xét nghiệm nước tiểu, những rủi ro, cách thức thực hiện cũng như kết quả xét nghiệm, bạn nhé. Dù sao tìm hiểu rõ mọi việc trước khi hành động là rất cần thiết, phải không?

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • [Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?
  • Màu sắc nước tiểu báo hiệu gì về vấn đề sức khỏe của bạn?
  • Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!