Xuân Quỳnh - Sóng

1 0

Free fire

1 0

Phim hay

0 0

PHỤ NỮ ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH: CHÚNG TA CHỈ HẠNH PHÚC KHI CHỦ ĐỘNG KINH TẾ ĐỜI MÌNH! Ngay cả khi đã kết hôn, phụ nữ cũng rất nên độc lập tài chính. Không phụ thuộc kinh tế, bạn không chỉ dễ dàng chăm sóc cho bản thân, cho người bạn yêu mà còn là yếu tố quan trọng để cuộc hôn nhân có sự bình đẳng về lâu dài. Chị em hay bảo nhau: “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” mỗi khi ai đó khoe chồng tình cảm, yêu chiều, nâng niu vợ. Trên thực tế, dù có muốn thừa nhận hay không th có người chồng lo cho mình mọi thứ, muốn đồ hiệu có đồ hiệu, muốn tiền tiêu có tiền tiêu vẫn là một điều đáng mơ của không ít phụ nữ. Nếu người chồng ấy còn lo toan, đối tốt với đằng ngoại, việc nhà ngoại cũng săm sắm như nhà mình thì lại càng là ông chồng quốc dân. Bởi thế mà có không ít đằng ngoại, gả được con gái vào nhà gia thế, có con rể giàu có thì tranh thủ xin xỏ nay cái này mai cái khác hoặc gợi ý con gái sắm sanh đồ đạc (bằng tiền chồng nó), cấp đỡ cho em còn ăn học. Những cũng vì thế mới có chuyện, nhiều cô ban đầu được cưng chiều như trứng mỏng, càng về sau càng lép vế dần, mất đi tiếng nói trong gia đình chồng vì cả nhà mình “tầm gửi”. Mỹ Dung, Hà Nội từng có 5 năm sống như thế. Cô lấy chồng khi còn chưa ra trường, chồng giàu, gia thế khủng, tiền mừng cưới nghe đâu tính bằng đơn vị "tỷ đồng". Sinh con, nghỉ thai sản xong chồng xin cho đi làm ngân hàng, lo cả việc ngon cho cậu em vừa tốt nghiệp, cuối tuần đánh xe hơi đưa vợ con về ngoại, đôi tháng lại bao cả nhà vợ đi du lịch đó đây một lần. Ai cũng khen cô tốt số, khéo chọn chồng. Nhưng rồi việc bận túi bụi đến tối mịt mới về, thi thoảng lại đi công tác, con vứt ở nhà cho giúp việc. Chồng ghen, xách mé “làm quần quật mà tiền chỉ đủ thuê osin”, mẹ chồng nói ra nói vào, mẹ đẻ khuyên làm mẹ mới là điều quan trọng nhất, ở nhà ít năm cũng chẳng sao, thế là cô nghỉ việc. Lúc đầu mọi việc ổn cả, nhưng dần dà, Dung sống trong trủng trùng áp lực, tủi hờn khi tiêu pha một đồng cũng phải ghi cụ thể rồi tổng kết từng tuần, từng tháng như kế toán để báo cáo lại với chồng, vì “ở nhà chăm con mà như bà tướng”. Cô ấm ức, cãi cũng chẳng lại với anh chồng suốt ngày lôi chuyện mớ rau con cá, kể công mình xin việc cho vợ, cho em vợ, mua quà cáp cho nhà vợ… dù tất cả là anh tự nguyện. Được vài năm, một lần về ngoại chơi, hàng xóm thấy cô đeo kính đen để che vết bầm do "ngã cầu thang". Ít lâu nữa, cô khóc như mưa bảo rằng muốn giải thoát đời mình khỏi anh chồng gia trưởng, vũ phu, nhưng có hai điều trăn trở. Một là, em mình đang làm ngon lành, sắp được thăng chức trưởng phòng, lương cao hơn mấy bậc, chia tay rồi, em liệu có bị đuổi không. Hai là, hai vợ chồng cùng tranh chấp quyền nuôi con, cô bị lép vế do không có công ăn việc làm, mà nếu có giành được con về, chồng cũng tuyên bố không chu cấp cho 1 xu. Chẳng căng thẳng đến mức như Dung, nhưng Thu Hương cũng "há miệng mắc quai" chỉ vì chịu ơn chồng. Khi em gái cô ấy đỗ đại học ở Hà Nội, bố mẹ cô sốt vó lo tiền nông phẩm không đủ chu cấp. Ông anh rể về quê tuyên bố rằng không nên cho dì đi làm thêm vất vả, lên đây ở với vợ chồng con, con lo hết. Anh lo thật. Ngoài cho ở nhờ, ăn cơm chung, anh còn cho em vợ mỗi tháng 1 triệu tiêu vặt. Nhưng mọi chuyện sẽ hoàn hảo nếu anh không gợi ý để chị giúp việc nghỉ làm với lý do "gia đình không có nhu cầu", không cằn nhằn vợ và em vợ mỗi lúc chiều về thấy nhà bừa bộn hay con anh lem nhem mà dì chưa kịp tắm. Hương bực mình về bàn với nhà ngoại cho em ra ở riêng cho tự do, thiếu thốn đâu cô sẽ phụ thêm thì bố mẹ còn gạt đi, "có nấu cơm, dọn dẹp với trông cháu, sao mà không làm được". Vậy đấy, chính bởi có những ông chồng (dù có thể không thoải mái lắm) phải một tay lo lắng chuyện to chuyện nhỏ trong nhà, thi thoảng còn phải lo thêm việc nhà vợ nên mới nảy sinh ra kiểu phụ nữ cả đời phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì mình, thậm chí nhà mình lỡ chịu ơn chồng. Có một thực tế là, đàn ông Việt không phải ai cũng trân trọng vợ nếu cô ấy ở nhà hay nói trắng ra là không đóng góp trực tiếp vào kinh tế gia đình. Dẫu rằng sự vất vả của một bà nội trợ chẳng hề kém một phụ nữ đi làm. Vì vậy nhiều phụ nữ Việt ở nhà nội trợ, chăm con vẫn mặc nhiên bị coi nhẹ, không chỉ bởi chồng mà còn từ nhiều người khác xung quanh cuộc đời họ. Ai đó có cả nhà ngoại nương dựa vào con rể thì còn bi kịch hơn. Sự phụ thuộc, ràng buộc về kinh tế khiến họ bị mất giá, bị coi như một loại tầm gửi bám cành, rời chồng ra là chết. Phụ nữ độc lập tài chính: Chúng ta chỉ hạnh phúc khi chủ động kinh tế đời mình - Ảnh 2. Đàn ông vốn là giống loài say thử thách. Đầy ông xưa chưa chinh phục được vợ thì nâng niu như trứng mỏng, đang si tình thì hứa hẹn ở nhà anh nuôi. Nhưng khi vợ ở nhà nội trợ, vài đồng mua băng vệ sinh cũng phải ngửa tay xin, không còn mối quan hệ gì ngoài gia đình chồng, chưa kể nếu gia đình nhà vợ nhờ vả nhiều, tự dưng mối quan hệ bất cân xứng kỳ lạ. Đành rằng lúc đầu chồng tự nguyện nhưng đó là khi tình còn đương nồng, men còn đương say, còn lúc rượu nhạt, tiệc tàn, nhìn sang phận tầm gửi bẽ bàng thay. Đàn bà khổ, bị coi thường, bị lép vế, không có tiếng nói xót xa biết bao, nhưng nói gì thì nói, chẳng phải cũng một phần do sự lựa chọn của họ hay sao? Thế nên đừng tin vào những lời nói thốt ra trong cơn say tình như: “Lo gì, ở nhà anh nuôi” hay “trời sinh voi, trời ắt sinh cỏ”. Đến cỏ bây giờ còn mất tiền mua, huống chi là cơm ăn, áo mặc hằng ngày. Phụ thuộc vào người khác dù ở xã hội hay gia đình đều ít nhiều khiến bạn mất đi vị thế của mình. Thế nên đừng đặt gánh nặng nuôi con lên một mình vai chồng, đừng bắt chồng phải móc hầu bao ra chi trả mọi chi phí cuộc sống cho mình. Cũng đừng để nhà mình dựa dẫm vào chồng hay nhà nội. Có thế trong con đường dài đi cùng nhau mới có thể bình đẳng và tôn trọng. Phụ nữ nhất thiết phải cố hết sức lo được bản thân và gia đình mình trước khi phiền đến chồng. Tự kiếm tiền, dù ít hay nhiều thì đó cũng là đồng tiền do mình kiếm ra, là cách để chứng minh mình sống ổn mà có chuyện bất trắc xảy ra, chủ động chăm sóc gia đình lớn và chung tay gánh vác với chồng để vun vén gia đình nhỏ. Hôn nhân sau khi nếm lớp mật ngọt bên trên, thì phía dưới sẽ hiển lộ biết bao tồn tại biết bao mặt trái. Chẳng hạn như, mặt trái của không ít người phụ nữ được gọi là sướng bởi kinh tế có chồng lo là đánh đổi tiếng nói của mình, phải nhẫn nhịn, hy sinh để được tiếng “vợ ngoan, gia đình êm ấm”. Thế nên, bất luận thế nào, đàn bà hiện đại đừng bao giờ nghĩ dựa dẫm vào đàn ông được là hay. Mà xét cho cùng đàn ông cũng như đàn bà, phải đi làm, phải nuôi được bản thân mình, phải lo được cho người thân yêu của mình thì mới có quyền làm chủ cuộc sống. —— 🥰Nếu ai đang băn khoăn vì mình không có thu nhập hay thu nhập không ổn định, muốn cải thiện và có được tự chủ tài chính, giải pháp bán hàng WESELL vốn 0 đồng do WECARE cung cấp rất có thể là một lựa chọn tốt! 🥰Bạn hãy bấm vào mục BÁN HÀNG vốn 0 đồng ở màn hình chính hoặc bấm vào thông tin cuối bài để tìm hiểu ngay nhé!

418 274

Hay vl

0 1

Daragon ball tương lai

1 0

Goku

1 0

Này thì trộm

0 0

Moi nguoi ung ho minh

29 8

Bật mí cách phòng tránh 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

Mùa hè là thời điểm thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khiến cho trẻ em mắc một số bệnh nguy hiểm vào những ngày hè nắng nóng. Dưới đây, WECARE sẽ bật mí cách phòng tránh 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè cho các mẹ tham khảo nhé! 5 Căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè Ở Việt Nam, vào mùa hè thời tiết rất hanh khô, và nóng ẩm thất thường, là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn và virus sinh sôi và phát triển. Chúng nhanh chóng tấn công cơ thể còn non nớt của bé và gây ra 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè sau: 1. BỆNH HÔ HẤP Vào mùa hè nóng bức, trẻ thường phải nằm quạt và máy lạnh cả ngày. Đồng thời hình thành thói quen thích uống nước đá và ăn đồ lạnh. Do đó, đây là nguyên nhân chính khiến cho đường hô hấp của bé gặp vấn đề, sức đề kháng của bé lại yếu nên gây ra các triệu chứng như ho, cảm lạnh, viêm họng và sốt. Vào mùa hè, trẻ thường bị cảm lạnh, viêm họng và ho khi phải nằm điều hoà cả ngày 2. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Bệnh tay-chân-miệng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Khả năng lây lan của căn bệnh này cực kỳ cao, chủ yếu do tiếp xúc nước bọt, dịch tiết từ họng, mũi của các bọng nước từ bé này sang bé khác. 3. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Vào mùa hè, không khí ẩm nóng là môi trường thuận lợi cho muỗi dễ dàng phát triển và tấn công ở người lớn và trẻ em. Vì trẻ em có sức đề kháng yếu nên khi bị muỗi cắn sẽ bị sốt cao, phát ban, đau khớp và cơ ngay lập tức. Thậm chí có nhiều bé còn có dấ hiệu rối loạn đông máu và suy đa tạng. 4. BỆNH SỐT VIRUS Sốt virus cũng nằm trong top 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý. Căn bệnh này thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Tuỳ vào mỗi loại virus gây bệnh, trẻ sẽ có các biển hiện nặng nhẹ khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt virus bố mẹ có thể tham khảo như: Sốt cao đột ngột, nổi hạch, rối loạn tiêu hoá, nổi ban,... 5. BỆNH TIÊU CHẢY Dù bệnh tiêu chảy xuất hiện quanh năm và không phân biệt đối tượng nào. Nhưng phổ biến nhất là vào mùa hè và đối tượng thường mắc căn bệnh tiêu chảy nhiều nhất là trẻ em. Vào mùa hè, đối tượng thường mắc căn bệnh tiêu chảy nhiều nhất là trẻ em. Thường trẻ em chưa có nhận thức về các thực phẩm tươi mới và thực phẩm ô thiu. Nên khi vào mùa hè, đồ ăn dễ bị hư hỏng, lên men, nếu trẻ ăn phải sẽ gây ra trường hợp tiêu chảy cấp. CÁCH PHÒNG TRÁNH? Cả 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa nhìn có vẻ bình thường như cám cúm vặt nhưng nếu để nặng và không phát hiện để chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do vậy, đừng để “nước đến chân mới nhảy”, ngay từ bây giờ các mẹ phải tìm hiểu và lưu vào sổ tay nuôi dạy con của mình cách phòng tránh các căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè ngay dưới đây nhé! 1. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ Bố mẹ hãy tạo cho bé yêu nhà mình thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ phải thường xuyên lau chùi tay chân và tắm rửa cho trẻ thường xuyên. Còn đối với các bé từ 1 tuổi trở lên thì bố mẹ hãy giúp trẻ có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi đến bữa ăn, sau khi chơi đùa hay sau khi đi vệ sinh. Điều này, sẽ giúp bé loại bỏ được các tác nhân gây bệnh nguy hiểm một cách hiệu quả. 2. Ăn uống hợp vệ sinh Bố mẹ hãy lên chế độ ăn uống hợp vệ sinh, chế biến và bảo quản đồ ăn thức uống khoa học. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn đã quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc. 3. Bổ sung thực phẩm chức năng cho bé Để bé nhà mình có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt để chiến đấu với 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè trên thì bố mẹ nên tham khảo một số thực phẩm chức năng sau: https://wecare.vn/san-pham/men-vi-sinh-optibac-mau-hong-cho-ba-bau-tre-so-sinh-cua-anh/ https://wecare.vn/san-pham/men-vi-sinh-bio-gaia-giam-tao-bon-dau-bung-non-tro-khoc-da-de-tre-so-sinh/ https://wecare.vn/san-pham/men-vi-sinh-himita-han-quoc-cho-be-30-goi/ https://wecare.vn/san-pham/men-vi-sinh-uc-probiotic-powder-cho-tre-6-thang-3-tuoi-giup-cai-thien-tieu-hoa-an-ngon-mieng-mau-moi/ Trên đây, bài viết đã chia sẻ xong cách phòng tránh 5 căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè cho các mẹ tham khảo. Nếu còn điều gì thắc mắc mẹ hãy comment thảo luận thêm nhé và mua các sản phẩm trên WECARE nhé!

2 2