Có nhiều cách để bạn giúp con trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Ví dụ như tạo một thực đơn phong phú cho trẻ, trẻ sẽ có cơ hội được thử những món mới và thích nghi với nhiều loại thức ăn hơn. Hơn thế nữa, khi trẻ ăn được nhiều loại thực phẩm, trẻ sẽ được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc lập kế hoạch bữa ăn gia đình cũng sẽ dễ dàng hơn. Cùng nhau nấu, cùng nhau ăn, cùng nhau trò chuyện phiếm và biến những phút giây dùng bữa cùng nhau trở thành một khoảnh khắc hạnh phúc trong mái ấm nhỏ của bạn!
1. Lấy bản thân ra làm ví dụ cho con
Để trẻ thấy được rằng ăn rau sống không có gì đáng sợ mà ngược lại còn rất ngon nữa, bạn cần là người tiên phong. Hãy ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc trong bữa chính hoặc như một bữa ăn nhẹ. Hãy để trẻ thấy rằng bạn thích ăn các loại rau sống.
2. Đi mua thức ăn cùng nhau
Việc mua sắm tạp hóa có thể dạy cho trẻ về thực phẩm và dinh dưỡng. Hãy chỉ cho trẻ các loại rau, trái cây, ngũ cốc, bơ sữa, và các loại thực phẩm protein đến từ đâu. Hãy để con bạn có những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
3. Sáng tạo trong nhà bếp
Cắt thức ăn thành những hình dạng hài hước và dễ dàng với máy cắt. Đặt tên cho món ăn mà bé tự tay làm ra, ví dụ như: Thực đơn hôm nay là món “Xà lách của bé Na” hoặc “Khoai lang của Bi” cho bữa ăn tối. Khuyến khích con bạn phát minh ra món ăn nhẹ mới, tạo ra những món hỗn hợp riêng từ hạt khô nguyên chất, ngũ cốc ít đường và trái cây khô.
4. Một thực đơn cho mọi thành viên
Dừng ngay việc “đặc cách” – không phải trẻ thích món gì thì nấu món đó cho chúng. Khi mọi người đều ăn giống nhau thì sẽ dễ dàng thiết lập bữa ăn gia đình hơn và tập cho con làm quen với sự đa dạng.
5. Thưởng bằng sự quan tâm, không phải thực phẩm
Thể hiện tình yêu của bạn bằng những cái ôm và nụ hôn. Dỗ dành con trẻ với những cái ôm và lời tâm tình. Bỏ ngay thói quen đưa đồ ngọt như là một phần thưởng cho bé. Điều đó khiến con bạn nghĩ rằng đồ ngọt hoặc thức ăn tráng miệng tốt hơn so với các loại thực phẩm khác.
6. Dành sự tập trung cho gia đình tại bàn ăn
Kể về những niềm vui và hạnh phúc trong bữa ăn. Hãy tắt tivi. Gọi điện thoại sau bữa ăn. Cố gắng biến bữa ăn trở thành thời gian giải tỏa những căng thẳng.
7. Lắng nghe con bạn
Nếu con bạn nói rằng chúng đói, hãy cung cấp một lượng nhỏ thức ăn vặt lành mạnh – thậm chí nếu lúc đó chưa tới thời điểm ăn. Cho con bạn được lựa chọn bằng cách hỏi chúng “Con muốn ăn gì vào tối nay: bắp cải hay súp lơ?” thay vì “Con muốn ăn cải xanh vào bữa tối không?”
8. Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình
Không cho phép con bạn dành quá 2 tiếng một ngày ngồi trước màn hình như tivi và chơi game trên máy tính. Hãy khuyến khích con đứng dậy và hoạt động trong khi quảng cáo để vận động cơ thể.
9. Khuyến khích các hoạt động thể chất
Hãy nghĩ ra các hoạt động thể chất vui vẻ mà cả nhà đều có thể tham gia được: đi bộ, chạy và chơi với trẻ, thay vì ngồi ì trên băng ghế. Làm gương cho trẻ bằng cách vận động thể chất và sử dụng thiết bị an toàn như mũ bảo hiểm cho xe đạp.
10. Là một tấm gương tốt về thói quen ăn uống
Hãy đích thân thử những món ăn mới. Mô tả hương vị, kết cấu, và mùi của món ăn cho con. Nấu món mới kèm theo món ăn mà trẻ thích. Đưa món mới vào đầu bữa ăn, khi trẻ đang rất đói. Tránh giảng giải hoặc ép buộc trẻ phải ăn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!