11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Bệnh máu khó đông không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn có thể gây ảnh hưởng tới các khớp và đôi khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh này nếu biết một số cách điều trị hay giảm nhẹ triệu chứng.

Bệnh máu khó đông không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn có thể gây ảnh hưởng tới các khớp và đôi khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh này nếu biết một số cách điều trị hay giảm nhẹ triệu chứng.

Bệnh máu khó đông tuy khó ngăn ngừa và điều trị nhưng những ai mắc bệnh này vẫn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc mình. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm cách kiểm soát bệnh để có thể sống khỏe hơn nhé.

1. Bệnh máu khó đông là rối loạn di truyền

Bệnh máu khó đông (Hemophilia) còn gọi là bệnh loãng máu là một rối loạn chảy máu di truyền. Người bệnh bị thiếu một số protein giúp đông máu gọi là yếu tố đông máu. Có 13 loại yếu tố đông máu cùng phối hợp với tiểu cầu, các tế bào máu nhỏ hình thành trong tủy xương, để giúp máu dễ đông.

Người mắc bệnh máu khó đông sẽ khó cầm máu hơn bình thường và điều này có thể dẫn đến chảy máu quá mức. Theo Liên đoàn Bệnh máu khó đông thế giới (The World Federation of Hemophilia – WFH), tỷ lệ mắc bệnh này từ khi mới sinh là khoảng một trong 10.000.

Những người bị bệnh máu khó đông có thể bị chảy máu tự phát, chảy máu trong và thường có các khớp bị đau, sưng do chảy máu vào khớp. Tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có thể gây những biến chứng đe dọa tính mạng. 

2. Các dạng của bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông có ba dạng A, B, C sau đây:

• Bệnh máu khó đông dạng A (Hemophilia A): Đây là dạng phổ biến nhất của bệnh máu khó đông được gây ra bởi sự thiếu hụt yếu tố đông máu VIII. Có khoảng 8 trong số 10 người bị bệnh máu khó đông thuộc loại A.

• Bệnh máu khó đông dạng B (Hemophilia B): Dạng này do thiếu yếu tố đông máu IX gây ra.

• Bệnh máu khó đông C (Hemophilia C): Đây là một dạng bệnh nhẹ do thiếu yếu tố đông máu XI. Những người mắc dạng này thường không bị chảy máu tự phát mà chỉ xuất huyết sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

3. Các triệu chứng của bệnh máu khó đông

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Mức độ triệu chứng của người bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu. Những người bị thiếu hụt nhẹ có thể bị chảy máu khi chấn thương. Những người bị thiếu hụt nghiêm trọng có thể chảy máu không vì lý do gì hay còn gọi là chảy máu tự phát. Ở trẻ bị bệnh máu khó đông, các triệu chứng này có thể xảy ra vào khoảng 2 tuổi.

Bạn hãy đi khám ngay nếu có các dấu hiệu của chảy máu tự phát sau đây:

  • Cứng khớp
  • Đau ở khớp
  • Vết thâm sâu
  • Máu trong phân
  • Máu trong nước tiểu
  • Kích ứng (ở trẻ em)
  • Chảy máu quá nhiều
  • Chảy máu nướu răng
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Vết bầm tím lớn, không rõ nguyên nhân

Để giảm nhẹ hay ngăn ngừa các triệu chứng trên, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Học cách sơ cứu khi chảy máu
  • Vận động nhẹ nhàng, an toàn mỗi ngày
  • Tìm hiểu các thông tin về bệnh để chủ động xử lý các vấn đề
  • Luôn thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh của mình khi đi khám

4. Những trường hợp bạn cần cấp cứu ngay

Bạn hãy cấp cứu ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:

  • Đau cổ
  • Nôn liên tục
  • Đau đầu dữ dội
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Chảy máu liên tục từ một chấn thương

Các triệu chứng trên đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn đang mang thai nên bạn hãy theo dõi sức khỏe cẩn thận trong thời kỳ này nhé.

5. Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Khi bạn chảy máu, các tiểu cầu sẽ tụ lại ở vết thương để làm đông máu, từ đó giúp bạn cầm máu. Sau đó, các yếu tố đông máu sẽ hỗ trợ tiểu cầu để cầm máu vết thương triệt để hơn. Việc thiếu hụt hay không có các yếu tố đông máu này sẽ làm bạn không thể cầm máu.

Bệnh máu khó đông là một bệnh di truyền và hiện nay vẫn chưa thể chữa được. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị để giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trong tương lai.  

Trong trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bệnh máu khó đông có thể xuất hiện sau khi sinh. Đây là trường hợp những người có hệ miễn dịch tạo thành kháng thể tấn công các yếu tố đông máu VIII hoặc IX.

6. Khả năng di truyền bệnh máu khó đông

Máu khó đông là một bệnh di truyền. Người mắc bệnh máu khó đông được đi truyền một khiếm khuyết trong các gen quy định các yếu tố đông máu VIII, IX hoặc XI. Những gen này nằm trên nhiễm sắc thể X nên gen gây bệnh máu khó đông là một gen lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X.

Mỗi người được di truyền hai nhiễm sắc thể giới tính từ bố mẹ. Phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X. Nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiếm sắc thể Y. Con trai nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ và nhiễm sắc thể Y từ bố. Con gái nhận được nhiễm sắc thể X từ bố và mẹ.

Gen gây bệnh loãng máu nằm trên nhiễm sắc thể X nên bố không thể truyền bệnh này cho con trai của mình vì con trai chỉ nhận nhiễm sắc thể Y từ bố. Điều này cũng có nghĩa là con trai chỉ có thể nhận gen gây bệnh loãng máu từ mẹ.  

Phụ nữ tuy không mắc bệnh nhưng có một nhiễm sắc thể X mang gen gây bệnh máu khó đông có 50% cơ hội truyền gen này cho con dù đó là con trai hay con gái. Tuy nhiên, những người phụ nữ mang gen gây bệnh thường có nguy cơ chảy máu cao hơn.

Nam giới có nhiễm sắc thể X mang gen gây bệnh loãng máu cũng có thể truyền gen này cho con gái của mình.

7. Yếu tố nguy cơ gây bệnh máu khó đông

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Bệnh Hemophilia A và B là do con cái nhận được các nhiễm sắc thể mang gen gây bệnh từ bố mẹ. Vậy nên bố mẹ có nhiễm sắc thể X mang gen gây loãng máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con. Tuy nhiên, bệnh máu khó đông dạng A và B phổ biến ở nam hơn so với nữ.

Bệnh Hemophilia C là do khiếm khuyết trong quá di truyền chứ không liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính nên ảnh hưởng đến nam và nữ ngang nhau. Theo Trung tâm Indiana Hemophilia và Thrombosis, Hoa Kỳ, dạng bệnh này thường ảnh hưởng đến người gốc Ashkenazi Do Thái nhiều nhất nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các nhóm sắc tộc khác.

8. Cách chẩn đoán bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch của bạn và đo lượng yếu tố đông máu có trong đó. Mẫu máu sau đó được phân loại để xác định mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu:

  • Bệnh máu khó đông mức độ nhẹ: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 5 đến 40%.
  • Bệnh máu khó đông mức độ trung bình: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 1 đến 5%.
  • Bệnh máu khó đông mức độ nặng: Yếu tố đông máu trong huyết tương dưới 1%.

9. Các biến chứng của bệnh máu khó đông

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Các biến chứng của bệnh máu khó đông bao gồm:

  • Chảy máu trong
  • Tổn thương khớp do chảy máu thường xuyên
  • Các triệu chứng thần kinh do chảy máu trong não
  • Nguy cơ bị các nhiễm trùng như viêm gan cao khi truyền máu

10. Cách điều trị bệnh máu khó đông

Hemophilia A: Bác sĩ có thể điều trị bệnh Hemophilia A bằng hormone. Hormone này được gọi là desmopressin và có thể dùng tiêm vào tĩnh mạch để kích thích các yếu tố chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu.

Hemophilia B: Bác sĩ có thể điều trị bệnh Hemophilia B bằng cách truyền các yếu tố đông máu vào máu bệnh nhân. Yếu tố đông máu này có thể được hiến tặng từ một người khác hoặc nhân tạo.

Hemophilia C: Bác sĩ có thể điều trị bệnh Hemophilia C bằng cách truyền huyết tương. Việc truyền dịch có thể ngăn chặn quá trình chảy máu mức nặng.

Bạn cũng có thể được áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng nếu khớp bị tổn thương do chứng chảy máu.

11. Phòng ngừa nguy cơ bệnh máu khó đông

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông được truyền từ bố mẹ sang con. Tuy không có cách nào để biết trước con bạn có mắc bệnh máu khó đông hay không nhưng việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể kiểm soát một phần nguy cơ. Ở những ca thụ tinh ống nghiệm, trứng sau khi thụ tinh có thể được kiểm tra tình xem có mang gen gây bệnh loãng máu không.

Việc đi tư vấn trước khi thụ thai và sinh cũng có thể giúp bạn hiểu được nguy cơ sinh con bị bệnh máu khó đông. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh máu khó đông cho con.[/perfectpullquote]

Bệnh máu khó đông khó ngăn ngừa do đây là một bệnh di truyền nhưng bạn vẫn có thể khắc phục và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Hãy duy trì lối sống lành mạnh kết hợp với kiểm soát các yếu tố nguy cơ, bạn sẽ không còn bị ám ảnh về căn bệnh nữa.

Thanh Tùng | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh máu loãng sẽ không còn là bệnh kéo dài suốt đời nữa
  • Bệnh máu khó đông (Rối loạn đông máu di truyền)
  • Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!